12H Trưa Có Nên Ra Đường

12H Trưa Có Nên Ra Đường

Chuyên gia của bạn (đang phát)

Chuyên gia của bạn (đang phát)

Học ngành Quản trị Logistics ra trường làm gì?

Một trong những câu hỏi lớn nhất của các bạn trẻ khi cân nhắc ngành Quản trị Logistics là: “Sau khi tốt nghiệp, mình sẽ làm gì?” Với tính chất và hoạt động của Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm 3 mảng chính bao gồm: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Dưới đây là các công việc phổ biến mà bạn có thể theo đuổi:

Quản lý kho hàng: Điều hành và giám sát hoạt động lưu trữ, sắp xếp và vận chuyển hàng hóa trong kho.

Nhân viên xuất nhập khẩu: Thực hiện các thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng tiến độ.

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng: Điều phối và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Chuyên viên Logistics: Theo dõi và quản lý việc di chuyển hàng hóa, đảm bảo quá trình vận tải hiệu quả và giảm thiểu chi phí.

Nhân viên hoạch định logistics: Lập kế hoạch và quản lý hệ thống vận tải, tối ưu hóa lộ trình và sử dụng phương tiện.

Đây là những vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm về kỹ năng, rất phù hợp với những bản trẻ mới ra trường. Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…Ngoài ra, còn nhiều vị trí khác trong lĩnh vực Logistics mà bạn có thể khám phá. Điều đặc biệt của ngành này là bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như hàng không, hàng hải, thương mại điện tử, và vận tải nội địa hoặc quốc tế.

Học Quản trị Logistics ra làm gì? Có nên theo học không?

Học ngành Quản trị Logistics ra trường làm gì? Làm ở đâu? Vì sao nên học chuyên ngành này? Đại học Quốc tế Bắc Hà sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để định hướng rõ hơn nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Có bao giờ bạn tự hỏi, điều gì khiến hàng hóa di chuyển trên khắp thế giới một cách mượt mà và đúng thời gian? Đó chính là sứ mạng của ngành học Logistics. Logistics là ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân lực ngành này, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Cũng chính vì vậy mà giữa hàng trăm ngành học khác nhau, Logistics nổi lên như một hiện tượng, làm bùng nổ thị trường kinh tế nói chung và nhu cầu lựa chọn ngành học nói riêng. Những lý do thuyết phục dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy lựa chọn ngành Quản trị Logistics và Logistics là một quyết định không thể chính xác hơn trong nền kinh tế hiện nay.

Sức hút ngành Quản trị Logistics

Vì sao nên học ngành này? Đơn giản là vì ngành Logistics không ngừng phát triển và luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt trong thời đại số hóa và thương mại điện tử bùng nổ, nhu cầu về Logistics đã tăng lên đáng kể, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai có kiến thức chuyên môn.

Nhân lực Logistics vô cùng được săn đón: Nhân sự trong lĩnh vực Logistics đang trở thành nguồn lực quý giá, đặc biệt là tại TPHCM, với dự kiến nhu cầu đến năm 2020 lên đến 25.000 lao động. Sự gia tăng này không chỉ là động lực cho sự phát triển kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam mà còn chính là điểm đánh đổi quyết định sự liên tục của các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất.

Cơ hội việc làm tốt với mức lương cạnh tranh: Lựa chọn nghề nghiệp trong ngành Logistics không chỉ mang lại sự đa dạng mà còn tiếp cận mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Điều đặc biệt là sự linh hoạt, khi đây là một lĩnh vực không yêu cầu quá nhiều về bằng cấp, mở ra cơ hội cho những người muốn phát triển sự nghiệp mà không gặp các rào cản đào tạo.

Được đi công tác ở nhiều nơi: Logistics còn mở cửa cho những chuyến công tác đa dạng, thậm chí là quốc tế. Mặc dù chúng có mục đích chính là thực hiện công việc nhưng cũng mang lại cơ hội mở rộng kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển.

Cơ hội thực tập và phát triển kỹ năng mềm: Với sự phát triển nhanh chóng của ngành Logistics, sinh viên và những người mới gia nhập có cơ hội thực tập đa dạng, giúp họ làm quen với thực tế ngành nghề và xây dựng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp. Còn đối với những chuyên gia Logistics, ngành nghề này mở ra những cơ hội phát triển kỹ năng mềm quan trọng như dự báo, tối ưu hóa công việc, quản lý và giám sát ngân sách, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp chuyên sâu.

Xem thêm: Ngành Quản trị Logistics là gì? Ai phù hợp học ngành này?

Học ngành Quản trị Logistics sẽ được làm việc ở đâu?

Cử nhân tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể ứng tuyển vào các vị trí phù hợp tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước như:

Những công ty, tập đoàn càng lớn thì mức lương càng hấp dẫn nhưng cũng sẽ đồng nghĩa với tiêu chuẩn đầu vào cực khắt khe. Do đó, các bạn cần rèn luyện và nâng cao kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cho bản thân nhé.Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm việc trong các công ty vận tải và giao nhận, doanh nghiệp dịch vụ logistics hoặc trong các kho hàng, trung tâm phân phối và trung tâm logistics…. Hoặc nếu bạn có đam mê kinh doanh cũng có thể khởi nghiệp làm giàu từ logistics.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự bùng nổ của thương mại điện tử, ngành Quản trị Logistics đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng nhất hiện nay. Nếu bạn đam mê việc quản lý, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và sẵn sàng đối mặt với những thách thức của một ngành nghề luôn đổi mới, Quản trị Logistics chính là hành trình bạn nên khám phá!

Quản trị Logistics là một trong những chuyên ngành HOT nhất của ngành Quản trị kinh doanh – ngành học “xương sống” và tiềm năng được rất nhiều sinh viên theo học tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Trường có đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghề giảng dạy; chuyên sâu và dày dạn kinh nghiệm trong ngành. Chương trình đào tạo tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết; cập nhật với thị trường kinh doanh hiện nay; chú trọng thực hành và trải nghiệm thực tế để sinh viên tiếp cận sớm và thành công trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Đồng thời; nhấn mạnh vào các giá trị nhân văn; tạo điều kiện để sinh viên phát triển tốt nhất.

Giá đường trên Sở Giao dịch Liên lục địa New York (ICE-US) đã neo ở mức cao 12 năm kể từ đầu tháng 9 đến nay. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết kết phiên ngày 6/11, giá đường đã dừng ở 616,2 USD/tấn - mức cao nhất tính từ tháng 10/2011. Như vậy, giá mặt hàng này hiện đã tăng 150% so với hồi đầu năm và đà tăng này bắt đầu kể từ quý IV năm ngoái.

Nguồn cung đường sụt giảm tại 2 quốc gia sản xuất lớn trên thế giới là Ấn Độ và Thái Lan đã đẩy giá đường tăng và duy trì ở mức cao như hiện tại. Thậm chí, đã có thời điểm thị trường từng rung lắc mạnh trước thông tin Chính phủ Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ 2023/24 để ổn định giá nội địa.

Đứng trước những thay đổi lớn về nguồn cung trong khi nhu cầu đường vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 1-2%/năm, Tổ chức Đường quốc tế (ISO) dự báo cán cân cung - cầu đường toàn cầu niên vụ 2022/23 sẽ thâm hụt hơn 2 triệu tấn.

Việt Nam hiện là quốc gia nhập khẩu đường lớn thứ ba Đông Nam Á và xếp thứ 13 trên thế giới. Do đó, việc giá đường thế giới tăng mạnh, đặc biệt là nguồn cung sụt giảm tại Thái Lan -  thị trường cung ứng đường hàng đầu cho Việt Nam đã kéo giá đường đi lên trong những tháng vừa qua. Từ nguồn tin tổng hợp, giá đường bán ra tại các nhà máy của Việt Nam đang dao động trên dưới 28.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với mức trung bình 20.000 - 22.000 đồng/kg trong niên vụ 2022/23, kết thúc vào ngày 30/6/2023.

Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng Giám đốc MXV nhận định rằng phụ thuộc nhiều vào đường nhập khẩu khiến Việt Nam chưa “làm chủ” được giá và chịu biến động đồng pha với giá đường thế giới. Tuy nhiên, những tác động sẽ giảm bớt khi Việt Nam phục hồi được vùng nguyên liệu và dần tự chủ ngành công nghiệp sản xuất đường.

Kể từ khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, thuế nhập khẩu đường của Việt Nam từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5% từ mức 85%. Cũng chính thời điểm này, đường Việt Nam đứng trước “cuộc chiến” không cân sức với đường nhập khẩu về giá. Và đường nhập khẩu trở thành cấu phần chính trong cơ cấu nguồn cung.

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trước khi thực hiện giảm thuế xuất nhập khẩu, sản lượng đường tại Việt Nam đáp ứng khoảng 80-90% nhu cầu. Tuy nhiên, sau khi thực hiện theo cam kết của ATIGA, cả người nông dân và doanh nghiệp không còn “mặn mà” với ngành mía đường. Dữ liệu của USDA cũng cho thấy sản lượng đường niên vụ 2019/20 của Việt Nam giảm mạnh 34,6% so với vụ trước, trong khi nhu cầu tăng trưởng 29,2%. Điều này làm tăng lượng đường nhập khẩu của niên vụ đầu tiên sau khi giảm thuế lên gấp 3 lần so với niên vụ trước. Như vậy, tỉ lệ tự cung ứng đường trong 5 niên vụ gần nhất của Việt Nam đã giảm xuống còn 35-40%.

Khả năng tự cung ứng đường của Việt Nam sụt giảm sau ATIGA

Nhận thấy các nguy cơ có thể sẽ đe dọa ngành mía đường trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với đường mía Thái Lan ở mức 47,64%; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía từ 5 nước ASEAN là: Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào và Myanmar. Đồng thời, Nhà nước cũng có nhiều chính sách để khuyến khích, ưu tiên các địa phương xây dựng kế hoạch phục hồi vùng nguyên liệu mía đường, tăng giá thu mua để hỗ trợ người dân trồng mía.

Theo thời gian, các biện pháp dần đạt được những kết quả tích cực. Tổng hợp của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) từ số liệu báo cáo của các nhà máy đường còn hoạt động trong niên vụ 2022/23, diện tích trồng mía vụ vừa qua đạt gần 142.000 ha, tăng 13,75%; sản lượng mía đạt gần 9,5 triệu tấn, tăng khoảng 28% so với niên vụ 2021/22. Sản lượng sản xuất đạt trên 935.000 tấn đường, tăng hơn 26% so với niên vụ trước.

Dù diện tích mía đã tăng trở lại nhưng vẫn còn khá thấp so với mức trung bình trên 200.000 ha trong giai đoạn trước khi thực hiện ATIGA.

Thậm chí, mức tăng 26% sản xuất đường, không quá nổi bật so với mức tăng 20% lượng đường nhập khẩu theo ước tính của USDA. Điều này đòi hỏi cần phải có một yếu tố mang tính đột phá để quá trình hồi phục biểu hiện rõ nét hơn.

Sau giai đoạn tương đối dài giá đường duy trì ở mức cao, ông Dũng cho rằng giá đường khả năng cao sẽ chỉ neo ở vùng giá cao 12 năm, rất khó để có thể bật tăng mạnh hơn nữa trong giai đoạn từ giờ đến cuối năm. Những lo ngại về khả năng đáp ứng đủ nguồn cung trên toàn cầu vẫn còn nhưng không phải là vấn đề cấp thiết, đặc biệt khi Ấn Độ quyết định gia hạn lệnh hạn chế xuất khẩu thay vì cấm thương mại đường như những đồn đoán trước đó.

Nhiều chuyên gia đã nhận định, giá mía đường thu mua hiện nay tăng lên mức 1,1-1,3 triệu đồng/tấn, tương đương so với các nước trong khu vực là một trong những động lực quan trọng để nông dân mở rộng diện tích trồng mía trong 2 niên vụ gần đây. Do đó, giá đường vẫn còn động lượng duy trì ở mức cao sẽ là một lợi thế lớn thúc đẩy nông dân trồng mía tại Việt Nam mở rộng diện tích canh tác.

Hiện tại, ngành mía đường Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 phục hồi vùng nguyên liệu mía quy mô 250.000 ha, đến năm 2028 đạt quy mô 300.000 ha, quay về thời kỳ canh tác thịnh vượng khi sản xuất đáp ứng gần đủ nhu cầu tiêu dùng.

Như vậy, giá đường duy trì ở mức cao sẽ là một điểm cộng lớn để Việt Nam đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng nguyên liệu mía đường. Nhưng để đi lâu dài và hướng tới sự phát triển dài hạn, điều quan trọng vẫn là bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng vệ thương mại là cần thiết.

Bên cạnh các chính sách áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, việc xử lý các trường hợp nhập lậu đường mía vào Việt Nam cần quyết liệt và mạnh tay hơn nữa. Bởi theo báo cáo từ VSSA, năm 2022, lượng đường nhập lậu từ Campuchia và Lào, 2 thị trường cung cấp đường không chính ngạch lớn nhất vào Việt Nam vẫn tăng 37,64% so với năm trước, với trên 816.500 tấn.

Giá đường tiếp tục neo ở mức cao kỳ vọng sẽ là một yếu tố quan trọng cấu thành nên “thời điểm vàng” cho Việt Nam đẩy nhanh và mạnh phục hồi ngành công nghiệp mía đường, đưa ngành về với tiềm năng vốn có trước đó.