Không giống như hầu hết các chuyên tâm lý học, bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa có thể kê đơn thuốc. Bác sĩ tâm thần là một bác sĩ y khoa chuyên chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần và các vấn đề về cảm xúc. Các bác sĩ tâm thần được giáo dục và đào tạo y tế tổng quát về cơ thể, cũng như đào tạo về cách các tình trạng của cơ thể liên quan đến bệnh tâm thần và cảm xúc. Nhờ có quá trình đào tạo này, họ thường có đủ điều kiện nhất để hiểu tình trạng đau đớn về tinh thần và thể chất của bệnh nhân là do các yếu tố thể chất hay tâm lý. Là bác sĩ y khoa, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc.
Không giống như hầu hết các chuyên tâm lý học, bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa có thể kê đơn thuốc. Bác sĩ tâm thần là một bác sĩ y khoa chuyên chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần và các vấn đề về cảm xúc. Các bác sĩ tâm thần được giáo dục và đào tạo y tế tổng quát về cơ thể, cũng như đào tạo về cách các tình trạng của cơ thể liên quan đến bệnh tâm thần và cảm xúc. Nhờ có quá trình đào tạo này, họ thường có đủ điều kiện nhất để hiểu tình trạng đau đớn về tinh thần và thể chất của bệnh nhân là do các yếu tố thể chất hay tâm lý. Là bác sĩ y khoa, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc.
Các nhà tâm lý học chủ yếu tập trung vào điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này thường được bắt đầu bằng giai đoạn nhà tâm lý học tìm hiểu về mối quan tâm, lo lắng của người bệnh. Sau khi nắm rõ vấn đề của bệnh nhân, họ sẽ đưa ra chiến lược điều trị, các phương pháp cụ thể, những bài tập bệnh nhân cần thực hiện và đánh giá sự cải thiện của bệnh nhân.
Trong khi đó, bác sĩ tâm thần thường có thể điều trị bằng nhiều phương pháp hơn so với các chuyên gia về tâm lý học dựa vào vấn đề cụ thể của từng bệnh nhân. Bao gồm những biện pháp như:
Sau khi nhận bằng đại học, các bác sĩ tâm thần tham vọng sẽ theo học trường y trong bốn năm, sau đó hoàn thành một năm đào tạo (thực tập) tại một bệnh viện nơi họ chăm sóc bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Sau đó, họ phải dành ít nhất ba năm trong một chương trình nội trú chuyên khoa tâm thần, nơi họ học về thần kinh học, chẩn đoán và điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần, các hình thức trị liệu tâm lý khác nhau và thuốc điều trị tâm thần, cũng như các phương pháp điều trị khác. Ở Mỹ, các bác sĩ tâm thần có thể được cấp chứng chỉ nếu họ vượt qua kỳ kiểm tra do Hội đồng Tâm thần và Thần kinh Hoa Kỳ đặt ra. Trở thành hội đồng được chứng nhận là bắt buộc đối với bất kỳ ai muốn được chứng nhận trong một chuyên ngành phụ của tâm thần học. Các chuyên ngành của tâm thần học bao gồm: - Tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên - Tâm thần học lão khoa - Pháp y (pháp lý) tâm thần - Tâm thần học chất gây nghiện - Thuốc chăm sóc sức khỏe và giảm nhẹ (chăm sóc cuối đời) - Tâm thần học cộng đồng và sức khỏe cộng đồng - Khoa tâm thần khẩn cấp - Tâm thần học quân sự
Giống như một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học nghiên cứu não bộ và những suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của con người. Nhưng trọng tâm chính của bác sĩ tâm thần thường là về các rối loạn trong đó có sự mất cân bằng hóa học, trong khi chuyên gia tâm lý chủ yếu tập trung vào suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe tâm thần chung của bệnh nhân. Hai ngành nghề khác nhau về yêu cầu giáo dục và đào tạo. Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa có bằng bác sỹ y khoa, trong khi nhà tâm lý học có bằng tiến sĩ có thể là tiến sĩ, Tiến sĩ Tâm lý học hoặc Tiến sĩ giáo dục. Do sự khác biệt về đào tạo này, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc, trong khi hầu hết các nhà tâm lý học thì không thể Các nhà tâm lý học có xu hướng lấy bằng đại học về tâm lý học, sau đó tiếp tục hoàn thành bằng thạc sĩ và tiến sĩ tâm lý học. Để trở thành một nhà tâm lý học được cấp phép, hầu hết các quốc gia đều yêu cầu thực tập hai năm. Các nhà tâm lý học có thể tiếp tục được học thêm và cấp bằng để chuyên về một lĩnh vực tâm lý cụ thể. Họ cũng có thể trở thành chuyên gia trong phân tâm học, một kỹ thuật điều trị sức khỏe tâm thần không dùng thuốc. Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý thường hợp tác cùng nhau hoặc giới thiệu bệnh nhân với nhau để phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân.
Khi mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý để điều trị. Tuy nhiên, bạn có biết khi nào mình nên gặp bác sĩ nào không?
Chắc hẳn bạn không phải là người duy nhất chưa rõ về sự khác biệt của hai chuyên khoa này. Nhiều người vẫn nhầm lẫn hai chuyên khoa tâm lý và tâm thần là một. Mặc dù cả hai có những điểm tương đồng (như cả hai đều được đào tạo để giúp đỡ những người có những triệu chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh) nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt quan trọng.
Nhà tâm lý học và nhà tâm thần học đều được trang bị kiến thức về sự hoạt động của bộ não, những cảm xúc, suy nghĩ của con người. Cả hai đều có thể điều trị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, bác sĩ tâm thần học trường y và trở thành bác sĩ đa khoa, sau đó họ chọn chuyên khoa tâm thần để theo học. Vì vậy, họ hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề về tinh thần và thể chất, đồng thời họ cũng có thể kê toa thuốc.
Có ba khác biệt chính giữa hai khái niệm này, bao gồm:
Nhà tâm lý học phải học và thực tập ít nhất 6 – 8 năm bao gồm khoảng thời gian học đại học và khoảng thời gian ban đầu mới ra trường hành nghề dưới sự giám sát của các nhà tâm lý có kinh nghiệm. Họ cũng có thể học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên môn về tâm lý. Nếu họ có bằng tiến sĩ, nhà tâm lý học có thể được gọi là “Tiến sĩ’, nhưng họ vẫn không phải là bác sĩ y khoa.
Bác sĩ tâm thần là những bác sĩ y khoa phải trải qua khoảng thời gian đào tạo khoảng 10 năm hoặc hơn. Đầu tiên, họ phải tốt nghiệp ở một trường y khoa với tấm bằng bác sĩ đa khoa. Sau đó, họ sẽ tiếp tục thực tập ở nhiều khoa khác nhau trong khoảng từ 1 đến 2 năm trước khi học chuyên khoa về tâm thần trong ít nhất 5 năm.
Nhà tâm lý học thường chữa trị các loại bệnh có khả năng tiến triển tốt khi sử dụng các liệu pháp tâm lý như các vấn đề về rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, học tập khó khăn, trầm cảm và lo âu.
Bác sĩ tâm thần thường chữa trị những người mắc phải bệnh tâm thần nặng – những người cần phải có những phương pháp can thiệp về thuốc, thủ thuật hoặc có thể gây bất ổn cho xã hội. Đây thường là những người mắc phải các bệnh tâm thần phức tạp, ví dụ: trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt… Đặc biệt những người có ý định tự tử cần phải được khám bởi các bác sĩ tâm thần.
Nếu không chắc chắn về việc nên chọn bác sĩ tâm lý hay tâm thần, bạn hãy thảo luận và xin ý kiến của các bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình. Họ có thể giới thiệu một nhà tâm lý hoặc nhà tâm thần phù hợp cho bạn. Việc bạn nên gặp bác sĩ nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, một số trường hợp bạn cần phải khám cả ở bác sĩ tâm lý và tâm thần.
Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần thường khám trong không gian an toàn, thoải mái và riêng tư. Người bác sĩ có sự tôn trọng, ân cần quan tâm đúng mực, cũng như có sự đồng cảm với bệnh nhân. Giữa BN và BS nếu xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng thì sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc điều trị thành công.
1. Bác sĩ Tâm thần làm một công việc đặc thù
2.Tại sao bác sĩ khám Tâm Thần lại kéo dài như vậy?
3. Cần chuẩn bị gì khi khám bác sĩ Tâm thần?
4. Ở đâu để gặp bác sĩ Tâm thần tốt?
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
Bác sĩ tâm thần làm một công việc đặc thù, người ngoài nhìn thì đơn giản nhưng thật ra lắm công phu và người bác sĩ khéo léo sử dụng nhiều nghệ thuật giao tiếp trong đó.
Đặc thù ở điểm, các chuyên khoa khác, bác sĩ thường dùng nhiều kĩ năng như Nhìn – Sờ - Gõ – Nghe để thăm khám bên ngoài hoặc các tạng nằm bên trong cơ thể. Còn khám tâm thần, cơ quan đích nhắm tới là não bộ, các kĩ năng trên sẽ bị hạn chế và kĩ năng giúp bộc lộ một cách gián tiếp hoạt động chức năng của não bộ chính là thông qua sự giao tiếp ngôn ngữ - Hỏi bệnh.
Do vậy, có nhiều bệnh nhân không hiểu được điều này thường hay phàn nàn rằng Bác sĩ không “thăm khám” cho tôi – ý chỉ không có sờ nắn hay gõ, nghe tim phổi qua lồng ngực bằng ống nghe – việc thường thấy khi đi khám cơ xương khớp, tiêu hóa, tim mạch,.. mà BS chỉ hỏi bệnh.
Bệnh nhân thường không biết rằng bằng nhiều cách, BS khi thăm khám đã loại trừ các bệnh lý nội – ngoại khoa trước đó, và khi hỏi tức là đang tập trung vào khám Tâm thần – một công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian.
Một buổi khám tâm thần đầu tiên có thể kéo dài từ 45 phút cho đến 90 phút, trong trường hợp khám tại khoa nội trú nếu bệnh nhân mệt mỏi nhiều, căng thẳng quá mức hay có biểu hiện loạn thần kích động thì buổi khám có thể rút ngắn xuống thành 20 – 30 phút hoặc thậm chí ngắn hơn. Sau buổi đầu tiên, những buối thăm khám kế tiếp thì có thể rút ngắn hơn. Khó có chuyên khoa nào mà một buổi thăm khám có thể kéo dài hơn buổi khám của chuyên khoa Tâm thần.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, nếu các bạn hỏi tại sao Bác sĩ tôi thấy khám Tâm thần cũng chỉ 5 phút là xong một bệnh nhân. Thì câu trả lời trong phạm trù bài viết này tôi không thể giải thích. Và mức thời gian như trên là dựa vào hướng dẫn trong điều kiện chuẩn.
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
Do BS cần phải thu thập rất nhiều thông tin cùng lúc với việc đánh giá hoạt động tâm thần của người bệnh trong buổi thăm khám đầu tiên. Đễ dễ hình dung, thì bạn có thể tưởng tượng về thông tin từ lúc mẹ bạn bắt đầu mang thai rồi cho đến lúc sanh bạn ra, bạn biết đi biết nói, tuổi thơ trải qua như thế nào cho đến tuổi vị thành niên rồi thành niên, đến hiện tại, những biến cố trong cuộc đời; lịch sử họ hàng có ai mắc bệnh gì không? Đều được BS thu thập do mỗi chi tiết đều có thể có ý nghĩa trong bệnh cảnh hiện giờ. Một lượng thông tin khổng lồ đấy.
Trong quá trình Bs hỏi và BN khai bệnh thì việc thể hiện qua hình thể, nội dung và hình thức ngôn ngữ, người BS vừa lắng nghe – ghi chú vừa đánh giá hoạt động não bộ của bạn. Sau phần bệnh sử thì thường có phần BS sẽ đặt cho bạn những câu hỏi chuyên biệt hơn kiểu như: 2 tuần qua bạn có thấy buồn rầu hay khóc một mình không? Bạn có bị lo lắng quá mức không thể kiểm soát trong 6 tháng qua hay không?... Hoặc BS có thể đặt cho bạn các bài tập bắt bạn ghi nhớ, tính toán, trả lời hỏi đáp, thực hiện động tác, v.v…
Tất cả những yêu cầu đó nhằm mục đích đánh giá rất nhiều mặt hoạt động tâm thần của BN như Cảm xúc, Tư duy, Tập trung – chú ý, Trí nhớ, Trí tuệ, các nhu cầu bản năng bên trong và các hành vi thể hiện bên ngoài.
Sau đó tùy theo từng trường hợp BS sẽ yêu cầu làm thêm các Bài kiểm tra Tâm lý hoặc là yêu cầu chụp chiếu chuyên sâu hơn.
Những thông tin thu được sẽ chắt lọc ra triệu chứng, hội chứng và hướng đến một bệnh cảnh phù hợp nhất; một số thông tin cũng phác họa nên nhân cách của người bệnh – điều này liên quan nhiều đến quá trình tuân thủ điều trị, tiên lượng bệnh.
Do nhiều yếu tố nên thường không thể nào thu thập đầy đủ được tất cả thông tin trong buổi thăm khám đầu tiên. Mỗi buổi thăm khám, đầu tiên hay thứ hai thay thứ sau đó nữa đều có mục tiêu riêng của BS ví dụ như buổi đầu tiên là để khám chẩn đoán, buổi sau bổ sung thêm bệnh án – theo dõi tác dụng phụ của thuốc trong những ngày đầu,.. điều này kéo dài cho đến buổi thăm khám cuối cùng.
Bạn có thể tưởng tượng người Bs như một họa sĩ thì các bước đầu tiên là phác họa những đường nét cơ bản, sắp xếp bố cục mọi vật trong một bức tranh tổng thể, nội dụng muốn diễn đạt,.. các buổi sau là tô điểm chi tiết để hoàn thành bức tranh đấy.
Do thời gian kéo dài khác nhau và mục tiêu khác nhau nên một số nơi sẽ quy định mức thu buổi thăm khám đầu tiên khác so với các buổi sau đó.
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
Sự hợp tác và tự nguyện đến thăm khám, khai bệnh từ phía bệnh nhân.
Người thân đi cùng (cha, mẹ, anh chị em,..) hoặc bạn bè đồng nghiệp, bạn ở trọ cùng,.. để cung cấp thêm thông tin và độ khách quan cho BS.
Mang theo tất cả các hồ sơ bệnh án, toa thuốc, thuốc, các kết quả xét nghiệm,.. cũ và mới, càng đầy đủ càng tốt.
Thu xếp thời gian đủ cho buổi khám, tránh tâm lý căng thẳng hay vội vã.
Một buổi khám tốt thì đòi hỏi nhiều yêu cầu như không gian phải an toàn, thoải mái và riêng tư. Người BS có sự tôn trọng, ân cần quan tâm đúng mực, cũng như có sự đồng cảm với BN. Giữa BN và BS nếu xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng thì sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc điều trị thành công.
Ở Hello Doctor chúng tôi có đội ngũ BS giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề và quan tâm đến bệnh nhân cũng như có điều kiện không gian lý tưởng để thăm khám. Nơi mà mục tiêu thăm khám và điều trị của BS không chỉ là khỏi bệnh mà còn là giúp bệnh nhân đạt được một trạng thái khỏe mạnh cả về mặt thể chất, thoải mái về mặt tinh thần và hòa nhập về mặt xã hội.
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG