Khi bước chân vào quảng trường Gwanghwamun ở Hàn Quốc, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian văn hóa và kiến trúc tuyệt đẹp của xứ sở Kim Chi. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Seoul. Hãy cùng Okela khám phá địa điểm này trong bài viết bên dưới nhé.
Khi bước chân vào quảng trường Gwanghwamun ở Hàn Quốc, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian văn hóa và kiến trúc tuyệt đẹp của xứ sở Kim Chi. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Seoul. Hãy cùng Okela khám phá địa điểm này trong bài viết bên dưới nhé.
Để có một chuyến du lịch thú vị và suôn sẻ tại quảng trường Gwanghwamun, hãy lưu ý những điều sau đây:
Với vẻ đẹp lộng lẫy và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, quảng trường Gwanghwamun tại Hàn Quốc là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Seoul. Hãy tận hưởng không khí yên bình và ngắm nhìn những công trình kiến trúc tuyệt đẹp tại đây để có một trải nghiệm đáng nhớ
(HNNN) - Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu trưng thể hiện chủ quyền và bản sắc của mình. Quốc huy toàn diện, uy nghi, trang trọng là biểu tượng đặc biệt, thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp thất bại hoàn toàn và phải trao trả độc lập, chủ quyền cho Việt Nam. Trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là phải thiết lập được Quốc huy biểu trưng cho quốc gia, cho sự độc lập, chủ quyền của đất nước, cho bản sắc của dân tộc. Tại kỳ họp thứ năm (ngày 15 đến 20-9-1955) của Quốc hội khóa I, sau khi xem xét, cân nhắc rất nhiều mẫu, Tiểu ban Nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy đã quyết định trình mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị và được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Mẫu Quốc huy này được các họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), Trần Văn Cẩn (1910-1994) và một số đồng nghiệp sáng tác, lựa chọn, chỉnh sửa, hoàn thiện... theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt.
Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 254-SL ban bố mẫu Quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo có Phụ bản số 1 in hình mẫu Quốc huy Việt Nam đã hoàn thiện, có đủ màu và Điều lệ số 973-TTG về việc dùng Quốc huy do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký, cùng Phụ bản số 2 in hình mẫu Quốc huy vẽ rõ nét từng chi tiết bông lúa, lá lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng và dải băng đỏ có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại kỳ họp đầu tiên (ngày 24-6 đến 3-7-1976), Quốc hội Việt Nam khóa VI đã ra nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca, do Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh ký, trong đó không sửa đổi mẫu Quốc huy, chỉ thay tên nước thành “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ tươi, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho máu đỏ da vàng, cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất nước ta; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho truyền thống nông nghiệp vững chắc; dòng chữ tên quốc gia (quốc hiệu) phía dưới và bánh xe răng (gồm 10 bánh răng) tượng trưng cho liên minh công nhân - nông dân - trí thức là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, cho nền nông nghiệp cũng như xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp năm 2013 hiện hành quy định: “Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 27-2-2004, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt...”. Theo kết luận đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã báo cáo chính thức để công nhận họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả của Quốc huy Việt Nam.
Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế giới.
Tòa nhà Cục Tác chiến dự kiến được hạ giải để phục vụ tái dựng trục Thần Đạo, điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên.
Hoàng Thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới
Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội trong suốt 13 thế kỷ, từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ VII - IX) qua thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X) và phát triển mạnh mẽ dưới các triều đại Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XVIII), đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). Đặc biệt, năm 1010, vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, xây dựng kinh thành với mô hình "tam trùng thành quách", bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Cấm thành. Từ đó, Hoàng Thành Thăng Long trở thành trung tâm chính trị và hành chính quan trọng nhất của quốc gia Đại Việt suốt nhiều thế kỷ.
Dưới triều Nguyễn, khi kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế), Thăng Long bị hạ cấp nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng với các công trình như điện Kính Thiên và Hậu Lâu, làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc Thành.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương, Hà Nội trở thành trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương và Thành cổ Hà Nội được sử dụng làm Sở chỉ huy tối cao của quân đội Pháp. Nhiều công trình cung điện, đền đài cổ của Hoàng Thành bị phá hủy, chỉ còn lại Bắc Môn và Kỳ Đài. Sau năm 1954, khi Thủ đô được giải phóng, Thành Hà Nội trở thành Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến năm 2004.
Ngày nay, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, bao gồm di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Thành cổ Hà Nội, nằm trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Đây là khu vực quan trọng, nơi tổ chức nhiều sự kiện chính trị và văn hóa trọng đại của đất nước. Bên cạnh đó, Hoàng Thành Thăng Long đang được xây dựng trở thành Công viên văn hóa, lịch sử nhằm phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của khu di tích…
Hoàng Thành Thăng Long những ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô
Được trải nghiệm Hoàng Thành Thăng Long trong dịp Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), không gian nơi đây càng trở nên ý nghĩa và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Trong không khí hân hoan của các sự kiện, những bước chân đến Hoàng Thành Thăng Long không chỉ để chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, mà còn là cơ hội để cảm nhận rõ hơn tinh thần hào hùng của những ngày tháng lịch sử khi Hà Nội bước qua thời kỳ đấu tranh để giải phóng.
Điểm để lại ấn tượng sâu sắc trong lần đầu đến Hoàng Thành đó chính là trong lòng di sản có một căn hầm đặc biệt đã ghi dấu lịch sử Hà Nội trong những năm tháng hào hùng kháng chiến chống Mỹ. Đây không chỉ là công trình quân sự quan trọng, mà còn là một biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của quân và dân Hà Nội trong những ngày Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.
Căn hầm tại Hoàng Thành Thăng Long là công trình quân sự kiên cố, được xây dựng với mục đích chống bom và đảm bảo an toàn cho các hoạt động chỉ huy. Cấu trúc của hầm bao gồm nhiều phòng chức năng, được thiết kế để chịu được những cuộc tấn công mạnh mẽ từ không quân Mỹ. Căn hầm là nhân chứng sống động cho những ngày Hà Nội oanh liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trong cuộc Điện Biên Phủ trên không vào cuối tháng 12/1972. Trong cuộc chiến này, không quân Mỹ đã huy động các máy bay B52 tấn công Hà Nội với mục tiêu "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá". Tuy nhiên, với tinh thần chiến đấu kiên cường, quân dân Hà Nội đã biến thành phố trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm.
Từ căn hầm này, các cuộc họp quan trọng để tổ chức phòng không, bảo vệ Hà Nội đã diễn ra. Những mệnh lệnh phản công từ các tướng lĩnh trong hầm đã giúp Quân đội nhân dân Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bao gồm các máy bay B52 - loại máy bay chiến lược mạnh mẽ của Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đã làm nên sự kiện lịch sử, khiến cả thế giới chú ý và buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam.
Ngày nay, căn hầm tại Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành một di tích lịch sử đặc biệt, được mở cửa cho du khách tham quan. Đây không chỉ là nơi để người dân và thế hệ trẻ Việt Nam tìm hiểu về những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn là cơ hội để nhìn lại một phần quan trọng của lịch sử Thủ đô Hà Nội.
Những hiện vật còn lại trong căn hầm như máy truyền tin, bản đồ chiến sự, bàn ghế làm việc… đều là minh chứng sống động cho một giai đoạn lịch sử hào hùng. Qua tham quan căn hầm, du khách có thể hiểu rõ hơn về cách thức mà các tướng lĩnh và lãnh đạo quân sự đã điều hành cuộc chiến, cũng như cảm nhận sâu sắc về sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại hòa bình.
Hoàng Thành Thăng Long hôm nay khoác lên mình diện mạo đặc biệt. Cờ đỏ sao vàng rực rỡ tung bay, những sự kiện quan trọng, màn trình diễn nghệ thuật tái hiện khoảnh khắc lịch sử, các triển lãm trưng bày hiện vật về Hà Nội qua các thời kỳ được tổ chức tại Hoàng Thành… tất cả làm sống dậy không khí của những ngày giải phóng Thủ đô.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Tối 29/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương, gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên khắp cả nước đã tham gia lễ khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2).
Tối 28/9, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.
Xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) có 1.635 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 82%, chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm gần đây, việc phát triển, nhân rộng các câu lạc bộ (CLB) văn hoá, văn nghệ truyền thống luôn được xã quan tâm. Qua đó không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi để giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
"Đến Lam Sơn mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là mùa thu được tận hưởng sự trong lành, thơ mộng của vùng đất non xanh nước biếc. Hơn cả là sẽ được sống dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc với hào khí Lam Sơn vang danh trang sử Việt được khắc họa qua Lễ hội Lam Kinh tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch”. Sau nhiều lần lỗi hẹn với lời mời về thăm quê hương của cô bạn thời sinh viên, mùa thu này chúng tôi đã có hành trình về nguồn thật ý nghĩa.
Sáng 27/9, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3) khai mạc trưng bày chuyên đề "Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh” phần 2.