Phòng Công tác QLSV thông báo nhận hồ sơ của các đối tượng miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, trợ cấp xã hội đối với tất cả các sinh viên hệ chính quy.
Phòng Công tác QLSV thông báo nhận hồ sơ của các đối tượng miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, trợ cấp xã hội đối với tất cả các sinh viên hệ chính quy.
We use cookies on our website to give you the most relevant experience by remembering your preferences and repeat visits. By clicking “Accept All”, you consent to the use of ALL the cookies. However, you may visit "Cookie Settings" to provide a controlled consent.
Trong số báo này, Báo Quân đội nhân dân giới thiệu tới bạn đọc một số nội dung liên quan đến chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ, BS) phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của HSQ, BS tại ngũ được quy định cụ thể tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6-4-2016 của Chính phủ.
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
HSQ, BS phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi thì được nghỉ phép hằng năm; theo Điều 3, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
HSQ, BS là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho HSQ, BS nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của HSQ, BS bộ binh.
HSQ, BS đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc HSQ, BS lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 5 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Chế độ phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ
Ngoài chế độ phụ cấp quân hàm được hưởng theo quy định, Điều 4 ghi rõ, HSQ, BS phục vụ tại ngũ, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 25 trở đi, hằng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Khoản phụ cấp thêm này không áp dụng đối với HSQ, BS đang chờ chuyển chế độ QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội và các trường hợp khác. HSQ, BS nữ phục vụ tại ngũ, hằng tháng được hưởng phụ cấp khuyến khích mức 0,2 so với mức lương cơ sở.
Một số chế độ khác được quy định tại Điều 5, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, đó là, miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 4 tem thư/tháng, giá tem thư theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và được cấp cùng kỳ phụ cấp quân hàm hằng tháng. Trước khi nhập ngũ, HSQ, BS là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành. HSQ, BS tại ngũ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khỏe, độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng và được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành.
Chế độ, chính sách đối với thân nhân
Theo Điều 6, thân nhân của HSQ, BS tại ngũ quy định tại Khoản 2, Điều 2 nghị định này được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây: Khi nhà ở của HSQ, BS tại ngũ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần. Thân nhân của HSQ, BS tại ngũ ốm đau từ 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1 lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần. Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm a khoản này được thực hiện không quá 2 lần/năm đối với một HSQ, BS. Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm b khoản này được thực hiện không quá 2 lần/năm đối với mỗi thân nhân của HSQ, BS. Thân nhân của HSQ, BS tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
Con đẻ, con nuôi hợp pháp của HSQ, BS tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về BHXH, Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP có ghi: HSQ, BS khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 1 tháng đến đủ 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 6 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở.
HSQ, BS phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. HSQ, BS hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật NVQS khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. HSQ, BS khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ
Tại Điều 8, HSQ, BS trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó. Trường hợp HSQ, BS hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm. HSQ, BS trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.
HSQ, BS trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với HSQ, BS xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành; cơ quan BHXH địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng BHXH chịu trách nhiệm thanh toán chế độ BHXH theo quy định hiện hành. HSQ, BS được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
HSQ, BS xuất ngũ theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 và Khoản 1, Điều 48 Luật NVQS năm 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Năm 2024, Trường ĐH Cửu Long tuyển sinh theo 3 phương thức: xét học bạ THPT: Xét điểm trung bình cả năm lớp 12 của tổ hợp 3 môn xét tuyển; xét điểm trung bình cả năm lớp 12 của tất cả các môn và xét điểm trung bình 2 HK của tổ hợp 3 môn xét tuyển: HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12, xét điểm trung bình 2 HK của tất cả các môn: HK 2 của năm lớp 11, HK 1 của năm lớp 12.
Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển năm 2024
Ngoài ra, trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng đối với khối ngành sức khỏe (Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học). Môn thi tuyển là toán, hóa, sinh. Thời gian thi tuyển dự kiến tổ chức thành 2 đợt (đợt 1 tháng 4.2024, đợt 2 tháng 9.2024).
Trường ĐH Cửu Long có mức học phí phù hợp, cam kết ổn định, không tăng trong cả khóa học. Cụ thể, năm 2024, mức học phí các ngành thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh và quản lý, Pháp luật, Công tác xã hội, Du lịch, Khách sạn dao động 8 - 8,1 triệu đồng/học kỳ. Các ngành thuộc nhóm ngành Nghệ thuật, Khoa học sự sống, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông - lâm nghiệp và thủy sản học phí khoảng 8,5 - 8,8 triệu đồng/học kỳ. Riêng nhóm ngành sức khỏe (Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học) 11,6 triệu đồng/học kỳ; ngành Dược 18,75 triệu đồng/học kỳ; ngành Thú y 6,6 triệu/học kỳ.
Đặc biệt, năm 2024, nhà trường có nhiều chế độ miễn giảm học phí dành cho tân sinh viên (SV) thuộc các đối tượng chính sách… Mức giảm từ 20 - 100% học phí HK1.
Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long CL (trái) và ThS Lê Tôn Đức Hòa, Chủ tịch Hội đồng trường, trao quyết định cấp học bổng toàn phần cho tân SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trường ĐH Cửu Long có nhiều quỹ học bổng dành cho SV. Đặc biệt, nhà trường dành nhiều phần thưởng có giá trị để khen thưởng cho tân SV đạt thủ khoa ngành. Hằng năm, trường trích 2% nguồn thu học phí của SV dành cho quỹ học bổng của trường, tương đương khoảng 4 tỉ đồng…
Đặc biệt, hằng năm, nhà trường có tuyển dụng những SV tốt nghiệp loại xuất sắc được giữ lại trường công tác. Nhà trường tiếp tục đào tạo để các bạn có thể đảm nhận tốt công việc trong tương lai. Theo thống kê năm 2023, tỷ lệ SV của trường có việc làm khi tốt nghiệp ra trường đạt 97%.
Phụ huynh, học sinh có thể tham khảo thông tin của Trường ĐH Cửu Long tại website: http://mku.edu.vn