Nhắc đến các trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới, chúng ta không [...]
Nhắc đến các trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới, chúng ta không [...]
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước, Đông Á đã khẳng định được vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm của Đông Á được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đảm bảo cung cấp nguồn nước tinh khiết, an toàn cho mọi nhu cầu sử dụng.
Công nghệ lọc nước RO (Reverse Osmosis - thẩm thấu ngược) là một trong những công nghệ lọc nước hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong các hộ gia đình, văn phòng, nhà máy sản xuất nước uống đóng chai và các ngành công nghiệp khác.
Hình 2 : Công nghệ lọc nước R.O
Vỏ máy và các bình chứa nước được làm bằng Inox 304. Máy lọc nước Đông Á có thiết kế hiện đại, sang trọng, phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau.
Là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về máy lọc nước, máy lọc nước Đông Á được trang bị thêm các tính năng đặc biệt, hiện đại nhất trên thị trường:
Hình 3: Máy lọc nước Đông Á lắp đặt tại Longood
Hình 4: Máy lọc nước Đông Á lắp đặt tại Longood
Công ty TNHH Công nghiệp Điện tử thông minh Longood ( Việt Nam) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam. Với dây chuyền sản xuất hiện đại và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Longood luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Việc đầu tư vào hệ thống máy lọc nước Đông Á là một minh chứng rõ ràng cho cam kết của công ty đối với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Hình 1: Công ty TNHH Công nghệ điện tử thông minh Longood (Việt Nam)
Hình 5: Máy lọc nước Đông Á lắp đặt tại Longood
Hình 6: Máy lọc nước Đông Á lắp đặt tại Longood
Việc lắp đặt máy lọc nước Đông Á cho Nhà máy Công ty TNHH Công nghiệp Điện tử thông minh Longood là một minh chứng rõ ràng cho sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Đông Á luôn nỗ lực để mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống tại Nhà máy Longood là một quyết định sáng suốt, không chỉ đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho sản xuất mà còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về các dong sản phẩm máy lọc nước nóng lạnh Đông Á, Công ty CP Máy và Thiết bị TST quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như hỗ trợ quý khách hết mình trong quá trình tìm kiếm dòng sản phẩm phù hợp.
Trang web: https://nuocnonglanh.vn/collections/tat-ca-san-pham
Facebook: https://www.facebook.com/maylocnuocnonglanhcongnghiepdonga
Zalo OA: https://zalo.me/3273425912672321027
Youtube: https://www.youtube.com/@tstcorp5896
Liên hệ Hotline: 0868.31.53.53
=> Trường quốc tế Dewey Ocean Park
=> Trường Đại học Giao Thông Vận Tải - TP.HCM
Công nghiệp điện tử Nhật Bản, mà ở Việt Nam quen gọi thông tục là hàng điện tử hay đồ điện tử Nhật Bản, là ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới, mặc dù thị phần của các công ty Nhật Bản này giảm dần do sự cạnh tranh từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.[1] Nhật Bản vẫn có một số công ty sản xuất tivi, máy quay phim, máy phát âm thanh và video, v.v.
Các công ty Nhật Bản đã tạo ra một số cải tiến quan trọng, bao gồm tiên phong phát thanh bóng bán dẫn và Walkman (Sony), máy tính xách tay sản xuất hàng loạt đầu tiên (Toshiba), máy ghi âm VHS (JVC), và pin mặt trời và màn hình LCD (Sharp).[2]
Các công ty điện tử lớn của Nhật Bản bao gồm Akai, Brother, Canon, Casio, Citizen, Fujifilm, Fujitsu, Hitachi, JVC Kenwood, Konica Minolta, Kyocera, Mitsubishi Electric, NEC, Nikon, Nintendo, Olympus, Panasonic, Pioneer, Denon, Ricoh, Seiko Group, Sharp Corporation, Sony, TDK, Toshiba và Yamaha.
Ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản đã duy trì sự thống trị của mình trên thị trường so với Hoa Kỳ và duy trì sức mạnh xuất khẩu trong lĩnh vực này nhờ có uy tín cao của ngành điện tử.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng được thúc đẩy bởi chủ nghĩa bảo hộ và chi phí lao động. Sau ba năm hạn chế xuất khẩu tự nguyện, bảy công ty Nhật Bản đã thành lập nhà máy tại Hoa Kỳ vào năm 1980.[3] Các công ty Nhật Bản tiếp tục sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất đặc biệt là ở Nhật Bản mà cả Hoa Kỳ, trong khi chuyển sản xuất các sản phẩm kém tiên tiến hơn sang các nước đang phát triển ở Đông Nam Á.[4]
Vào khoảng năm 1997 trẻ em Nhật Bản có một khoản tiết kiệm tương đối lớn, với trung bình có tiền tiết kiệm khoảng 110.000 Yên Nhật (khoảng 900 đô la Mỹ), và điều này đã kích thích mua các mặt hàng điện tử như Tamagotchi.[5]
Kể từ đầu thế kỷ 21, một số công ty điện tử lớn nhất của Nhật Bản đã gặp khó khăn về tài chính và mất thị phần, đặc biệt là vào tay các công ty Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan Các công ty Nhật Bản đã mất vị trí thống trị trong các ngành hàng bao gồm máy nghe nhạc di động, điện thoại, máy tính và chất bán dẫn.[6] Bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Sony, Hitachi, Panasonic, Fujitsu, Sharp, NEC và Toshiba đã báo cáo khoản lỗ lên tới 17 tỷ USD.[7]
Đến năm 2009, lợi nhuận hoạt động của Samsung Electronics (Hàn Quốc) lớn hơn hai lần so với lợi nhuận hoạt động tổng hợp của chín công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất Nhật Bản. Sự sụt giảm tương đối được cho là do các yếu tố bao gồm chi phí cao, giá trị của đồng yên và quá nhiều công ty Nhật Bản sản xuất cùng một loại sản phẩm, gây ra sự trùng lặp trong các nỗ lực nghiên cứu, phát triển và làm giảm lợi thế về quy mô và sức mạnh định giá. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản cũng được đánh giá là một yếu tố góp phần.[8] Sự thiếu thích ứng với Cách mạng Kỹ thuật số và sự chuyển đổi từ phần cứng sang phát triển sản phẩm theo định hướng phần mềm cũng đã được trích dẫn.[9]
Một phản ứng đối với những thách thức là sự gia tăng các hoạt động mua bán và sáp nhập công ty. JVC và Kenwood đã hợp nhất (tạo thành JVCKenwood),[10] Renesas Technology và NEC Electronics - nhánh bán dẫn của NEC-hợp nhất tạo thành Renesas Electronics.[11]
Trong một động thái tương tự, vào năm 2009 Panasonic đã mua lại đa số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Sanyo, trở thành một phần của Tập đoàn Panasonic. Ngoài ra, một số công ty lớn hơn cũng hợp nhất một số hoạt động của họ như Hitachi, Casio và NEC, Fujitsu và Toshiba, như đã làm với mảng kinh doanh điện thoại di động của họ.[12]
Ngày 15 tháng 11 năm 2011, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Samsung và LG; Sony, Toshiba và Hitachi đã ký một thỏa thuận hợp nhất các doanh nghiệp LCD, tạo ra một công ty mới có tên là Japan Display vào mùa xuân năm 2012.[13]
Kể từ năm 2013, hầu hết các công ty Nhật Bản không còn được hưởng danh tiếng như họ đã làm khoảng một đến hai thập kỷ trước. Hiện tại, thị trường tiêu dùng điện tử quốc tế là cuộc cạnh tranh giữa Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, và các ngành công nghiệp của Mỹ. Tuy vẫn còn khá nhiều công ty Nhật Bản vẫn chiếm thị phần quốc tế đáng kể nhưng tương lai của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản vẫn đang là vấn đề gây tranh gãi.[14]