Đại Học Hà Nội Có Thuộc Đại Học Quốc Gia Không Ạ

Đại Học Hà Nội Có Thuộc Đại Học Quốc Gia Không Ạ

Trong năm 2023, học phí cho các chương trình đào tạo hệ chính quy và chương trình đào tạo thí điểm tại Đại học Khoa học Tự nhiên (HUS) dao động từ 13.000.000 VND đến 28.000.000 VND mỗi năm học.

Trong năm 2023, học phí cho các chương trình đào tạo hệ chính quy và chương trình đào tạo thí điểm tại Đại học Khoa học Tự nhiên (HUS) dao động từ 13.000.000 VND đến 28.000.000 VND mỗi năm học.

Cán bộ giảng viên và cơ sở vật chất của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Hiện nay, Đại học Khoa học Tự nhiên sở hữu đội ngũ cán bộ đa dạng và có chất lượng với tổng cộng 667 thành viên đang hoạt động. Số liệu này được phân chia cụ thể như sau: 39 Giáo viên THPT chuyên, 369 Giảng viên đại học, 3 Nhà giáo Nhân dân, 34 Nhà giáo ưu tú, 18 Giáo sư, 100 Phó Giáo Sư, 8 Tiến sĩ khoa học, 229 Tiến sĩ, và 195 Thạc sĩ.

Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 95%, trong đó có 64% giảng viên có trình độ Tiến sĩ. Những con số này không chỉ là minh chứng cho chất lượng xuất sắc của đội ngũ giảng viên mà còn làm nổi bật Đại học Khoa học Tự nhiên trong lĩnh vực giáo dục đại học trên toàn quốc.

Hiện trường có 3 cơ sở trải dài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trụ sở chính nằm tại 334 Nguyễn Trãi, cơ sở phụ thứ nhất tọa lạc tại 19 Lê Thánh Tông và cơ sở phụ thứ hai nằm tại 182 Lương Thế Vinh.

Tổng diện tích của ba cơ sở này lên đến 2,52 hecta. Trong thời gian gần đây, trường đã tiến hành đầu tư xây dựng những công trình mới như nhà T9, T10 và các phòng thí nghiệm dành cho các dự án máy gia tốc, Địa kỹ thuật – Địa Môi trường và công nghệ nano.

Với hơn 100 phòng thí nghiệm và phòng máy đạt chuẩn, phục vụ cho quá trình học tập, thực hành và nghiên cứu, Đại học Khoa học Tự nhiên khẳng định vị thế của mình là một cơ sở giáo dục chất lượng cao, đặt mình ở hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản.

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Khoa học Tự nhiên tại đây.

Nhiều vị, trong và ngoài nước, có kinh nghiệm giảng dạy ở đại học và làm nghiên cứu, đã phát biểu về học vị tiến sĩ và NCKHKT. Trong bài này tôi xin trình bày góc nhìn của một tiến sĩ ở ngoài ngành các vị ấy.

Danh chính ngôn thuận thì (a) người ta không học tiến sĩ mà làm nghiên cứu về một đề án tiến sĩ gọi tắt là soạn tiến sĩ, (b) người soạn tiến sĩ là một người lao động gọi là nghiên cứu sinh chứ không phải là một sinh viên và (c) nghiên cứu sinh đó không thi tiến sĩ mà bảo vệ một luận án tiến sĩ. Soạn tiến sĩ là một công tác lao động được phòng thí nghiệm hay trường đại học tiếp nhận nghiên cứu sinh trả công và thanh toán tất cả các chi phí, kể cả lệ phí đăng kí và duy trì đăng kí đề tài nghiên cứu ở một trường đại học. Lệ phí này là một số tiền nhỏ mọn trang trải những chi phí quản lí của nhà trường chứ không phải là học phí. Người ta nói về học vị tiến sĩ là "đào tạo cho nghiên cứu và đào tạo qua nghiên cứu". Sau khi bảo vệ luận án thì chỉ có một nửa tiến sĩ tiếp tục hành nghề NCKHKT và giảng dạy ở đại học còn nửa kia làm nghề khác. Cả hai đều vận dụng những phương pháp của ngành NCKHKT trong nghề của mình. Những tiến sĩ hành nghề khác nghề NCKHKT thường tiến thân mau hơn và kết thúc đời nghề ở những chức vụ cao hơn là các đồng nghiệp khác trong xí nghiệp vì họ quen giải quyết mọi vấn đề như là một đối tượng nghiên cứu.

Nghề NCKHKT là một nghề khó khăn, cạnh tranh mạnh giữa một số nhỏ đối thủ và trên quy mô toàn cầu. Về thu nhập thì, nếu đã đoạt một giải thưởng khoa học có uy tín làm rạng danh viện nghiên cứu của mình thì lương có thể rất cao. Nếu sáng chế một sản phẩm hay bí quyết công nghiệp nào đó thì thu nhập sẽ tương xứng với giá trị thương mại của sáng chế. Người ta thường nêu thí dụ thu nhập của Einstein với giải Nobel và những bằng sáng chế của ông. Nhưng không phải ai cũng có thể là Einstein. Lương của một nghiên cứu viên mỗi năm đăng một báo cáo nghiên cứu chỉ hơn lương trung bình của thường dân một chút, hoàn toàn không tương xứng với những năm học và khó khăn nghề nghiệp. Đó là một sự thực của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không phải riêng gì ở nước ta.

Bạn muốn soạn tiến sĩ phải đỗ trung học phổ thông ở hạng cao và phải thông thạo Anh ngữ, đọc, viết và nói. Đại đa số các sách vở và tài liệu bạn sẽ dùng và phổ biến nội bộ hay phổ biến ra nước ngoài được viết bằng Anh ngữ. Nếu không nắm Anh ngữ, bạn sẽ không thành công ngay ở bậc cử nhân. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và trước khi khởi đầu đề án tiến sĩ thì bạn phải nắm vững những công cụ thống kê, kể cả khi bạn nghiên cứu trong các ngành nhân văn. NCKHKT chủ yếu dựa trên thử nghiệm. Nếu bạn không biết sử dụng những công cụ thống kê thì bạn sẽ không biết khai thác hay khai thác sai những kết quả thử nghiệm. Ở đại học và sau đại học, bạn sẽ phải tự học ở thư viện và trên mạng Internet. Những giáo sư giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn bạn trong những uẩn khúc của khoa học chứ không dạy bài như ở trung học phổ thông. Điều khó nhất khi học ở đại học là bạn phải biết khoanh vùng những gì bạn không hiểu bằng không bạn sẽ không biết tìm gì trên mạng hay đặt câu hỏi gì để các giáo sư giáo viên trả lời bạn.

Như bạn đều biết, hệ thống đại học có ba bậc : cử nhân (bachelor), thạc sĩ (master) và tiến sĩ (doctor). Hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ còn được gọi là hậu đại học (post graduate). Tùy quốc gia, tùy trường, cử nhân học ba hay bốn năm, thạc sĩ học hai năm và thời gian soạn tiến sĩ là tối thiểu ba năm.

Một người soạn tiến sĩ có thể được ví như là một lực sĩ cao cấp. Sau 35 tuổi, một lực sĩ không còn sức để tranh một giải thể thao nào nữa. Sau 35 tuổi, một người thường hết trí phát minh. Đa số giải Nobel hay một giải khoa học quốc tế tương tự đều bảo vệ luận án tiến sĩ trước năm 30 tuổi: Max Planck 20 tuổi, Terence Tao 20 tuổi, Wolfgang Pauli 21 tuổi, Ngô Bảo Châu 25 tuổi, Lev Landau 26 tuổi, Albert Einstein 27 tuổi,... Đa số những nhà sáng chế cũng đệ đơn xin cấp bằng sáng chế lần đầu tiên trước năm 30 tuổi: Louis Braille 13 tuổi, Thomas Edison 19 tuổi, Paul Heroult 23 tuổi, Charles Martin Hall 23 tuổi, Graham Bell 29 tuổi, Roland Moreno 29 tuổi... Chỉ có ở thời phong kiến mới có cụ Quách Đồng Dần, đời vua Lê Thần Tông, đỗ tiến sĩ khi 68 tuổi hay cụ Vũ Đình Thự, đời vua Thành Thái, già 84 tuổi, mà vẫn còn thi Hương. Vì những lí do đó mà có trường hạn chế thời gian soạn tiến sĩ và có khi lại hạn chế luôn cả tuổi được phép bảo vệ luận án.

Ở bậc cử nhân, bạn sẽ học thêm những môn khoa học cơ bản. Trước khi tốt nghiệp cử nhân, bạn phải biết muốn hành nghề nghiên cứu về ngành khoa học hay kĩ thuật nào. Sau khi đỗ cử nhân bạn phải ghi danh vào một phân khoa dạy chương trình thạc sĩ của ngành bạn đã chọn. Có hai loại chương trình thạc sĩ : một chương trình đào tạo bổ túc và một chương trình đào tạo dự bị cho nghề NCKHKT. Bạn sẽ chọn chương trình đào tạo dự bị cho nghề NCKHKT. Sinh viên thường chọn ngành nghiên cứu theo thị hiếu đương thời, tiếng tăm của phân khoa dạy chương trình thạc sĩ và tiếng tăm những công trình NCKHKT của phân khoa. Vì thế, nhiều khi phân khoa bạn đã chọn sẽ phải tuyển lựa để hạn chế số lượng sinh viên được phép theo học. Bạn sẽ được tuyển chọn nếu đã đỗ cử nhân ở hạng cao, đặc biệt ở chuyên môn của phân khoa. Học viên sẽ học khoảng 15 đến 20 tín chỉ, mỗi tín chỉ 30 đến 40 giờ giảng dạy và phải tập sự ở phân khoa để soạn một báo cáo nghiên cứu phụ lực cho một nghiên cứu viên của phân khoa. Để tốt nghiệp, học viên phải có đủ tín chỉ và bảo vệ thành công báo cáo nghiên cứu. Thời gian tập sự để soạn báo cáo nghiên cứu ở phân khoa rất quan trọng không những vì báo cáo nghiên cứu tính làm khoảng một nửa tổng số điểm để tốt nghiệp. Thời gian này sẽ giúp bạn suy nghĩ một lần chót về quyết tâm của bạn muốn soạn tiến sĩ. Nó cũng giúp phân khoa trưởng đánh giá khả năng bạn sau này sẽ thành công trong nghề NCKHKT hay không. Tùy đánh giá của vị này và của các nghiên cứu viên trong phân khoa, bạn sẽ được tuyển làm nghiên cứu sinh của phân khoa, giới thiệu đi soạn tiến sĩ ở một viện nghiên cứu bạn, có khi ở một nước khác, hay được khuyên nên chọn nghề khác thích hợp hơn với tính tình và khả năng của bạn.

Thời gian soạn tiến sĩ là lúc để bạn chứng minh có khả năng thực hiện một công trình NCKHKT. Nghiên cứu sinh học nghề dưới sự hướng dẫn của một nghiên cứu sư. Việc chọn đề tài và nghiên cứu sư làm thầy hướng dẫn sẽ định hướng tất cả đời nghề của bạn. Nếu đề tài đã có nhiều người nghiên cứu rồi thì kết quả công trình nghiên cứu của bạn sẽ có ít tiếng tăm để bạn được thăng chức và để thu nhập của bạn tăng mau. Một đề tài mới quá có nguy cơ dẫn bạn vào một ngõ bí. Nếu bạn là đồ đệ một nghiên cứu sư nổi tiếng thì bạn chia tiếng tăm cùng với vị này. Nhưng một nghiên cứu sư có tiếng tăm thường hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh nên có ít thì giờ chăm sóc bạn và bạn có thể nghiên cứu lạc hướng và đi vào ngõ bí. Trong giới NCKHKT cũng có người thế này thế nọ. Bạn nên thận trọng với những nghiên cứu sư ăn cắp kết quả công trình nghiên cứu của bạn hay đạo văn bạn bằng cách kí báo cáo nghiên cứu thay bạn hay đòi kí vào báo cáo một công trình nghiên cứu mà vị ấy không tham gia.

Khi nào thầy của bạn nhận xét rằng bạn đã đóng góp cho nhân loại thêm một chút kiến thức thì sẽ cho phép bạn bảo vệ luận án. Nhiều sách báo đã viết về nội dung một luận án tiến sĩ. Tôi chỉ xin trình bày tóm tắt như sau : (a) vấn đề mà đề án nghiên cứu sẽ giải (b) phân tích tư liệu những kiến thức hiện nay về vấn đề, (c) những giả thuyết của bạn, (d) những kết quả thử nghiệm và quan sát của bạn, (e) chứng minh những giả thuyết của bạn sát với thực tế và (f) những điểm của công trình nghiên cứu của bạn cần được cải thiện hay vẫn chưa giải quyết. Bản luận án có thể viết rất ngắn gọn nếu bạn quy chiếu những bài bạn đã đăng trên sách báo khoa học và những bằng sáng chế của bạn. Tùy đề tài, có luận án chỉ dầy 50 trang và có luận án dầy tới cả nghìn trang. Thuyết trình của bạn khi bảo vệ sẽ lập lại sáu điểm trên. Tiêu chuẩn để đỗ tiến sĩ là đóng góp của bạn cho tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đóng góp đó có thể lớn hay nhỏ. Ví dụ bạn có thể nghiên cứu tiểu sử những dự án trưởng của tất cả những kim tự tháp trên thế giới và đỗ tiến sĩ. Nhưng nếu bạn chỉ nghiên cứu tiểu sử dự án trưởng của Chùa Một Cột thì bạn cũng đỗ tiến sĩ nếu chưa có ai tiến hành nghiên cứu đó trước bạn. Trừ khi vào phút chót có người chứng minh bạn đã đạo văn, giả mạo kết quả thử nghiệm hay ăn cắp công trình của người khác, bạn sẽ được công nhận là tiến sĩ. Bảo vệ tiến sĩ chỉ là một thủ tục để ban giám khảo quyết định hạng của văn bằng bạn. Tùy tầm rộng của công trình nghiên cứu và đóng góp của nó đến hệ thống kiến thức của nhân loại, bạn sẽ đỗ tiến sĩ hạng bình, ưu hay tối ưu. Theo tục lệ thì không có hạng kém hơn hạng bình. Có trường bày ra hạng tối ưu với lời khen của ban giám khảo. Nếu bạn đỗ hạng đó thì có nghĩa là mỗi giám thị đều muốn bạn sẽ tiếp tục hành nghề NCKHKT ở viện nghiên cứu của mình. Hạng bình là một tín hiệu bạn nên đổi nghề hay tìm một nơi ít tiếng tăm để tập trung vào nghề giảng dạy ở cấp cử nhân hay trung học phổ thông.

Ngay sau khi đỗ tiến sĩ và muốn tiếp tục trong ngành NCKHKT thì bạn có thể trải qua một thời gian hậu tiến sĩ (post doc) ở một viện nghiên cứu ở nước bạn hay ở một nước khác (nhưng đây không phải là một bó buộc). Bạn sẽ dùng thì giờ này để triển khai một đề án nghiên cứu mới ở cương vị nghiên cứu viên. Bạn sẽ tự lập tiến hành công trình nghiên cứu theo ý bạn. Sau vài năm, bạn sẽ tiếp tục hành nghề NCKHKT ở viện nghiên cứu đã tiếp bạn làm post doc, ở viện nguyên quán của bạn hay ở một viện khác. Nếu bạn nghiên cứu ở một trường đại học thì, một ngày nào đó, bạn sẽ muốn được thăng hàm giáo sư đại học. Một hội đồng của nhà trường sẽ họp và bổ nhiệm bạn hay không tùy thâm niên và kết quả nghiên cứu của bạn. Ở một số nước và ở một số trường, bạn phải bảo vệ một luận án mới tóm lược những kết quả nghiên cứu của bạn từ khi bạn đỗ tiến sĩ hay từ khi bạn được tuyển vào làm giảng viên của nhà trường. Thủ tục này là để phong hàm giáo sư đại học chứ không phải là một siêu tiến sĩ như nhiều người tưởng.

Nhiều bạn hỏi rằng có nên soạn tiến sĩ ở nước ngoài hay không. Tôi xin trả lởi nửa trắng nửa đen. Tất cả đều tùy ở uy tín của thầy hướng dẫn bạn. Bạn có thể chọn một trường dỏm để dễ có học vị tiến sĩ. Nhưng trên thế giới chỉ có rất ít người là chuyên gia về đề tài của bạn. Vì phải cạnh tranh gay gắt, họ thường xuyên rình xem công trình nghiên cứu của bạn có khuyết điểm nào không để hạ bạn. Vì thế mà một tiến sĩ giấy sẽ mau chóng bị "lộ tẩy". Có khi bạn đăng kí để bảo vệ luận án ở một nước, được một thầy hướng dẫn ở một nước khác và tiến hành nghiên cứu ở một nước thứ ba. Ví dụ nếu đề án của bạn liên quan đến đời sống của một loại khỉ thì bạn có thể đăng kí để bảo vệ luận án ở một trường Việt Nam, được hướng dẫn bới một nghiên cứu sư ở một viện nghiên cứu Nicaragua, tiến hành nghiên cứu dưới một mái lều ở Vườn Quốc gia Cát Tiến và, sau đó, bằng tiến sĩ của bạn mang chữ kí của hai hiệu trưởng Việt Nam và Nicaragua. Với xu hướng toàn cầu hóa, mô hình này sẽ thịnh hành trong tương lai.

Nhân đây, tôi xin trả lời một câu mà chưa ai hỏi tôi : có thể soạn tiến sĩ ở ngoài một trường đại học hay không ? Để có thể bảo vệ luận án và được phát văn bằng thì chỉ có một bó buộc là phải đăng kí đề án ở một trường đại học. Ngoài ra thì bất cứ nơi nào có làm NCKHKT, có thiết bị để bạn tiến hành nghiên cứu và có nghiên cứu sư hướng dẫn bạn đều có thể là nơi soạn tiến sĩ được. Nhiều trường quy định luận án về một đề tài có áp dụng công nghiệp phải được bảo vệ trước một ban giám khảo gồm ít nhất một giám thị ở ngoài hệ thống đại học. Ở bên Nhật, một nửa đề án tiến sĩ kĩ sư được soạn ở các cơ sở công nghiệp. Khi xưa, ở nước này, hầu hết tất cả các công trình nghiên cứu áp dụng được tiến hành ở ngoài hệ thống đại học và do xí nghiệp tài trợ. Soạn tiến sĩ ở một xí nghiệp có hai lợi ích cá nhân : (a) ngân sách nghiên cứu không bị hạn chế như ở đại học nếu nghiên cứu một đề tài mà xí nghiệp coi là chiến lược, (b) thu nhập khi soạn tiến sĩ cao hơn là học bổng của một trường đại học vì xí nghiệp trả lương như là một kĩ sư.

Sau khi tốt nghiệp kĩ sư, các sư huynh Việt kiều đã lôi kéo tôi vào con đường đầy chông gai của một đề án tiến sĩ. Mấy năm của tuổi trẻ đó tôi chưa bao giờ quên và chưa bao giờ hối tiếc. Tôi đã có dịp đào sâu một đề tài thích thú và giao thiệp với những vị rất giỏi, có tiếng tăm quốc tế, đa số rất thân thiện, cởi mở và dễ thương. Trong đời nghề, tôi đã mang ra áp dụng những phương pháp của ngành NCKHKT và đã có thể đề xướng nhiều giải pháp vừa gọn vừa hữu hiệu cho những vấn đề kĩ thuật cũng như vấn đề lãnh đạo. Tiến sĩ hay không thì mình cũng chỉ là một con người!

Chương trình nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để có thể đối mặt với các thách thức đến từ những thay đổi chưa từng thấy trong môi trường truyền thông toàn cầu.

Toàn bộ nội dung chương trình đang được chính thức giảng dạy tại Đại học Stirling - cơ sở đào tạo Thạc sĩ Quản trị truyền thông đầu tiên và hàng đầu của Vương Quốc Anh. Nội dung chương trình đã được các giáo sư và chuyên gia Anh thiết kế và liên tục cập nhật trong nhiều năm qua, và đã được cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển của ngành truyền thông tại Việt Nam và trong khu vực.

Nội dung các học phần trong chương trình sẽ do các giáo sư, giảng viên hàng đầu của Đại học Stirling giảng dạy, cùng sự tham gia thỉnh giảng, trợ giảng của các chuyên gia truyền thông của Việt Nam.

Lễ khai giảng chương trình Thạc sĩ quốc tế Quản trị truyền thông Strilling khóa I

Các thông tin về khóa học Thạc sĩ Quản trị truyền thông

Địa điểm học: toàn thời gian tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

Bằng cấp: Học viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Thạc sĩ khoa học Quản trị truyền thông (Master of Science in Media and Communications Management), do trường Đại học Stirling cấp.

Ứng viên cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Lưu ý: Các trường hợp miễn nộp chứng chỉ tiếng Anh:

1). Có bằng cử nhân, hoặc thạc sĩ, hoặc tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh;

hoặc 2). Tốt nghiệp cử nhân, hoặc thạc sĩ, hoặc tiến sĩ tại nước ngoài và học bằng tiếng Anh.

Thông tin thêm về việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh:  (Tải file đính kèm tại đây)

Chương trình học: Lý thuyết nền tảng ngành truyền thông, Truyền thông marketing tích hợp, Truyền thông tổ chức, Kinh tế truyền thông, Công nghệ quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Tổ chức và quản trị, Các phương pháp nghiên cứu, và luận văn tốt nghiệp.

Học phí: 212,600,000 VNĐ/học viên (tương đương 10.000 USD, theo tỉ giá tại thời điểm quy đổi). Mức học phí này bằng 50% mức học phí cùng chương trình tại Anh.

Hình thức tuyển sinh: Xét hồ sơ

Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển: đến ngày 15/06/2015

Địa điểm nhận hồ sơ: Ứng viên nộp hồ sơ trong giờ hành chính, tại địa chỉ: Văn phòng khoa Báo chí và Truyền thông, tầng 2, nhà B (cầu thang 1), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời gian khai giảng: tháng 8/2016

Thông tin thêm về khóa học, xin liên hệ:

- ThS. Phạm Nhật Phương, e-mail: [email protected], ĐT: 0968.178.919

- ThS. Đặng Nhật Minh, e-mail: [email protected], ĐT: 01232.399.117

- PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, e-mail: [email protected], ĐT: 091.995.0698

MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG

1. Hiện nay tôi chưa có bằng tiếng Anh theo yêu cầu tuyển sinh, tôi có thể nộp hồ sơ trước, sau đó bổ sung sau được không?

Ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển trước, và bổ sung chứng chỉ tiếng Anh sau. Tuy nhiên, chứng chỉ tiếng Anh phải được hoàn thiện trước khi khóa học bắt đầu.

2. Tôi không có bằng cử nhân liên quan tới báo chí, truyền thông, … nên cần học khoá chuyển đổi. Xin cho biết khoá này kéo dài bao lâu và học phí như thế nào?

Nếu bằng cử nhân của ứng viên không thuộc một trong ba ngành, báo chí, quan hệ công chúng, hoặc truyền thông đa phương tiện, thì cần có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc liên quan tới báo chí – truyền thông và hoàn thành khoá chuyển đổi ngắn hạn do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức. Khoá chuyển đổi nhằm bổ túc kiến thức chuyên ngành và kéo dài khoảng 01 tháng. Học phí của khóa học này sẽ dựa trên số lượng học viên đăng kí.

3. Hiện nay tôi đang đi làm toàn thời gian nên băn khoăn về thời gian học. Liệu tôi có thể vừa đi làm vừa tham gia khoá học được không? Thời khoá biểu được sắp xếp vào lúc nào trong ngày?

Thời gian học được sắp xếp vào buổi tối các ngày trong tuần từ 18h, hoặc các ngày cuối tuần. Lịch học sẽ được thông báo trước để học viên có thời gian sắp xếp lịch công tác. Vì vậy, việc vừa học vừa đi làm là hoàn toàn khả thi.

4. Học phí được đóng làm mấy lần, vào lúc nào? Trường có cấp học bổng cho học viên không?

Học phí được đóng làm hai lần, vào đầu khóa học và giữa khóa học. Chương trình Thạc sỹ Quản trị truyền thông hiện chưa cấp học bổng. Tuy nhiên, học phí tại Việt Nam đã giảm 50% so với học phí tại Anh, với cùng một nội dung đào tạo. Chi phí đi lại, ăn ở của học viên cũng không bị cộng thêm. Vì vậy, so với sang Anh học chương trình tương tự, với giảng viên tương tự, học viên tiết kiệm được 70% tổng chi phí.

5. Dù có chứng chỉ, tôi vẫn chưa thực sự tự tin với khả năng tiếng Anh của mình, chương trình có cán bộ hỗ trợ về chuyên môn người Việt không?

Toàn bộ các môn học sẽ do các giáo sư hàng đầu của Stirling sang giảng dạy. Đồng thời, chương trình cũng có một đội ngũ trợ giảng và cố vấn là các giảng viên và chuyên gia về báo chí – truyền thông Việt Nam. Khi làm luận văn tốt nghiệp, bên cạnh giáo sư hướng dẫn của Stirling, học viên sẽ có thêm một giáo sư hướng dẫn người Việt.

6. Vì học tại Việt Nam, nên tôi băn khoăn không rõ học viên có thể khai thác các nguồn tư liệu, giáo trình…như thế nào?

Mỗi học viên sẽ được cấp một tài khoản trực tuyến để truy cập và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho đào tạo của Đại học Stirling, như bất kì sinh viên nào đang học tại trường Stirling. Các tài nguyên này không chỉ gồm giáo trình, sách tham khảo…mà còn là các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đào tạo và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, học viên còn có thể khai thác các nguồn tư liệu hiện có tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Chương trình có học phần nào học tại Anh Quốc không? Có các chương trình trao đổi sinh viên hay không?

Hiện tại, chương trình đào tạo toàn phần tại Việt Nam và chưa có kế hoạch trao đổi sinh viên. Tuy nhiên, nếu có nguyện vọng, học viên có thể sang Anh dự lễ tốt nghiệp và nhận bằng tại ĐH Stirling (Scotland, Vương Quốc Anh).

Hội thảo quốc tế về Tích hợp hệ thống

VNU University of Engineering and Technology

Hội thảo quốc tế " Đào tạo y khoa, trao đổi hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ"

VNU University of Medicine and Pharmacy

Hội thảo quốc tế “Lịch sử giáo dục khai phóng tại Việt Nam và những gợi mở”

Hội thảo quốc tế “Ứng dụng các phản ứng mới trong tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học và hóa dược”

Hội thảo quốc tế “Kỹ thuật sản xuất theo phương thức Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam”

Hội thảo khoa học quốc tế “Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế thế kỷ XX-XXI: Từ góc nhìn của giới học giả Việt Nam và Pháp”

VNU University of Social Sciences and Humanities

Tọa đàm quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”

VNU University of Languages and International Studies

Hội thảo quốc tế “Những tiến bộ trong cơ sở hạ tầng và dịch vụ Công nghệ Thông tin và Truyền thông”

VNU-Information and Technology Institute

Hội thảo “Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về Công nghệ kỹ thuật và trong nghiên cứu tích hợp dữ liệu cảm biến từ xa và giám sát môi trường”

Hội thảo quốc tế “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lý luận và thực tiễn”

Hội thảo khoa học quốc tế “Vị trí của Việt Nam trong hệ thống hàng hải thế giới cận đại - kết điểm giữa Nhật Bản, Pháp và Việt Nam”

VNU University of Social Sciences and Humanities

Hội thảo quốc tế “Ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ”

VNU University of Medicine and Pharmacy

Tọa đàm quốc tế “Liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam: Chính sách và thực tiễn”

VNU University of Languages and International Studies

Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”,

VNU Institute of Vietnamese studies and development science

Hội thảo "Thoái hóa thần kinh và trí tuệ nhân tạo"

VNU University of Medicine and Pharmacy

Chương trình điều trị Nha khoa và Hội thảo Nha khoa quốc tế

VNU University of Medicine and Pharmacy

Tọa đàm “Thực phẩm lành mạnh và chính sách pháp luật: Hướng đi tương lai cho sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam”

Hội thảo trao đổi hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Sư phạm Đài Loan, TQ

Hội thảo "Một số khuynh hướng mới trong nghiên cứu Tôn giáo đương đại"

VNU University of Social Sciences and Humanities

Hội thảo quốc tế “Dấu ấn Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ”

VNU-International Francophone Institute

Hội nghị quốc tế về “Thiết kế và kiểm chứng vi mạch tích hợp”

VNU-Information and Technology Institute

Hội thảo “Giáo dục đại học 5.0: Đổi mới và thích ứng vì tương lai”

VNU University of Engineering and Technology

Diễn đàn Franconomics-2024 “Năng lượng tái tạo: Kịch bản cho tương lai xanh”.

VNU-International Francophone Institute

Hội thảo quốc tế  “Doanh nghiệp xanh: biến cam kết thành động lực”

VNU-International Francophone Institute

VNU-School of Interdisciplinary and Arts

Hội thảo "Sự lành mạnh của trẻ em và gia đình vì tương lại bền vững"