Hiến Pháp Trung Hoa Dân Quốc

Hiến Pháp Trung Hoa Dân Quốc

Vào ngày 15 tháng 4 năm 1985, thành phố Thái Nguyên, Sơn Tây chính thức công bố biểu tượng của mình, trở thành thành phố đầu tiên tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có biểu tượng thành phố.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 1985, thành phố Thái Nguyên, Sơn Tây chính thức công bố biểu tượng của mình, trở thành thành phố đầu tiên tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có biểu tượng thành phố.

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Quốc kỳ ca" (chữ Hán: 國旗歌; bính âm: Guó Qí Gē) của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) được phát trong lúc thượng và hạ quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc. Bài này cũng được vang lên tại các sự kiện thể thao quốc tế như Thế vận hội, nơi đội tuyển Trung Hoa Dân Quốc tham dự với tên gọi "Đài Bắc Trung Hoa" do chính sách Một Trung Quốc.[1]

Sau khi Đảng ca Quốc dân Đảng được chọn là Quốc ca Trung Hoa Dân quốc vào năm 1930, để tránh sự phản đối của các đảng phái đối lập vì họ cho rằng bài này dùng biểu tượng của đảng đại diện cho toàn quốc gia, Bộ Giáo dục Quốc gia Trung Hoa Dân quốc đã tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Phần nhạc do Hoàng Tự sáng tác đã được lựa chọn vào năm 1936, tuy nhiên Chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch từ chối chấp nhận nó là quốc ca. Sau một cuộc thỏa hiệp, bài Đảng ca Quốc dân Đảng vẫn được giữ làm Quốc ca, còn phần nhạc của Hoàng Tự kết hợp với phần lời do Đới Quý Đào sáng tác được sử dụng làm Quốc kỳ ca Trung Hoa Dân quốc và được sử dụng đến 1949 ở Trung Quốc Đại lục (do Nội chiến buộc chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải rút về các đảo Đài Loan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1949), và ở Đài Loan từ 1949 cho đến nay.[2]

Bài này được sử dụng trong các lễ chào cờ hằng ngày, hay trong lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh (ngày Song Thập - ngày 10 tháng 10) ở Đài Loan.

Trong lễ chào cờ đó, khi hát Quốc ca Trung Hoa Dân quốc, hai người kéo cờ không được phép kéo cờ lên, chỉ được giương rộng lá cờ cho mọi người nhìn lên và hát với lòng tự hào yêu nước. Còn khi bài Quốc kỳ ca vang lên thì người chỉ huy báo chào cờ, người kéo cờ phải kéo từ từ Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc cho đến khi hết giai điệu của bài này.

Ở các trường từ tiểu học cho đến các trường đại học trên khắp Đài Loan, thì bài này thường sử dụng trong lễ chào cờ thứ Hai đầu tuần (thời gian giống như của Việt Nam) và các ngày lễ trọng đại lớn như Ngày Song Thập, v.v...

Ở các quảng trường lớn ở Đài Loan như Quảng trường Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, hay gần Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn, thì bài này được sử dụng trong lễ chào cờ diễn ra vào lúc 6h (lễ thượng cờ) và 18h (lễ hạ cờ) sau khi xong bài Quốc ca Trung Hoa Dân quốc.

山川壯麗,物產豐隆;炎黃世冑,東亞稱雄。 毋自暴自棄,毋故步自封,光我民族,促進大同。 創業維艱,緬懷諸先烈;守成不易,莫徒務近功。 同心同德,貫徹始終,青天白日滿地紅。 同心同德,貫徹始終,青天白日滿地紅!

Shānchuān zhuànglì, wùchǎn fēng lóng; yánhuáng shì zhòu, dōngyà chēngxióng. Wú zìbàozìqì, wú gùbùzìfēng, guāng wǒ mínzú, cùjìn dàtóng. Chuàngyè wéi jiān, miǎnhuái zhū xiānliè; shǒuchéng bùyì, mò tú wù jìn gōng. Tóngxīn tóng dé, guànchè shǐzhōng, qīngtiānbáirì mǎn dì hóng. Tóngxīn tóng dé, guànchè shǐzhōng, qīngtiānbáirì mǎn dì hóng!

Sơn xuyên tráng lệ, vật sản phong long; Viêm Hoàng thế trụ, Đông Á xưng hùng. Vô tự bạo tự khí, vô cố bộ tự phong, quang ngã dân tộc, xúc tiến đại đồng. Sáng nghiệp duy gian, miễn hoài chư tiên liệt; thủ thành bất dịch, mạc đồ vụ cận công. Đồng tâm đồng đức, quán triệt thủy chung, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng. Đồng tâm đồng đức, quán triệt thủy chung, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng!

Núi sông tráng lệ, sản vật phồn thịnh, Viêm Hoàng thế trụ, Đông Á xưng hùng. Chớ bỏ hết khí ngạo, chớ đóng mình bước cũ, rọi dân tộc ta, tiến tới đại đồng. Dựng nghiệp khó khăn, nhớ công lao đời trước, giữ không lay chuyển, việc gần chớ để không. Đồng tâm đông đức, quán triệt trước sau, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng. Đồng tâm đồng đức, quán triệt trước sau, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng!

Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (tiếng Trung: 中華民國總統) là người đứng đầu Nhà nước của Trung Hoa Dân Quốc. Chức vụ tổng thống được thành lập vào năm 1948 thay thế chủ tịch Chính phủ Quốc dân. Về đối ngoại thì tổng thống thay mặt Trung Hoa Dân Quốc và có quyền ký điều ước, tuyên chiến và nghị hòa. Về đối nội thì tổng thống công bố luật, ban hành lệnh và quyết định ra lệnh thiết quân luật, đặc xá, đại xá, ân giảm và khôi phục quyền lợi. Tổng thống thống lĩnh Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc. Tổng thống có quyền ban hành lệnh khẩn cấp thông qua nghị quyết của Hội đồng Hành chính viện. Trường hợp Lập pháp viện biểu quyết không tín nhiệm Hành chính viện thì tổng thống quyết định giải tán Lập pháp viện nếu Viện trưởng Hành chính viện yêu cầu. Ngoài ra, Tổng thống có Phủ Tổng thống làm cơ quan tham mưu và Hội đồng An ninh Quốc gia làm cơ quan cố vấn.

Khi mới được thành lập, tổng thống do Quốc dân Đại hội bầu ra, nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống đầu tiên là Tổng thống lĩnh Tưởng Giới Thạch. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Trung Quốc Quốc dân Đảng đã mất quyền kiểm soát đại lục Trung Quốc vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ còn kiểm soát được vùng lãnh thổ Đài Loan. Do đó, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc còn được gọi thông dụng (dù không chính thức) là tổng thống Đài Loan (tiếng Trung: 臺灣總統).

Từ năm 1996, tổng thống do nhân dân của Vùng Tự do của Trung Hoa Dân Quốc bầu ra, với nhiệm kỳ 4 năm, được tái cử một lần. Đến nay đã có bảy cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp, lần gần đây nhất là ngày 13 tháng 1 năm 2024. Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đương nhiệm là ông Lại Thanh Đức, nhậm chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2024, đắc cử vào năm 2024.

Ngày 25 tháng 12 năm 1947, Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc chính thức có hiệu lực. Chính phủ Quốc dân trở thành chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Chức vụ tổng thống Trung Hoa Dân Quốc thay Chủ tịch Chính phủ Quốc dân làm người đứng đầu Nhà nước, chức vụ phó tổng thống được thành lập. Phủ Tổng thống được thành lập làm cơ quan giúp đỡ Tổng thống và Phó Tổng thống thực hiện các chức năng và quyền hạn của mình.[1][2] Tháng 4 năm 1948, Quốc dân Đại hội lần đầu tiên bầu tổng thống và phó tổng thống. Tưởng Giới Thạch, Chủ tịch Chính phủ Quốc dân trúng cử tổng thống, Lý Tông Nhân trúng cử phó tổng thống.[3][4] Ngày 20 tháng 5 năm 1948, Tưởng Giới Thạch nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.[5]:35[6][7]

Tháng 4 năm 1948, Quốc dân Đại hội thông qua Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn, mở rộng quyền hạn của Tổng thống, có hiệu lực hai năm rưỡi.[2][8][9][10][11] Tháng 12 năm 1949, do tình hình nội chiến ngày càng trở nên bất lợi, Hành chính viện quyết định dời chính quyền trung ương về Đài Bắc. Ngày 11 tháng 3 năm 1954, Quốc dân Đại hội nhất trí quyết nghị duy trì hiệu lực của Điều khoản lâm thời.[10][12][13] Quốc dân Đại hội sửa đổi, bổ sung Điều khoản lâm thời bốn lần, bao gồm cho phép tổng thống tái cử hơn một lần, cho phép tổng thống thành lập cơ quan động viên dẹp loạn, v.v.[2][10][14][15][16][17] Tháng 7 năm 1989, Quốc dân Đại hội quyết định sửa đổi, bổ sung Điều khoản lâm thời lần thứ năm. Do nội dung sửa đổi sẽ mở rộng quyền hạn của Quốc dân Đại hội hơn nữa, nên đã gây bất mãn trong Lập pháp viện và dư luận.[18][19][20][21] Tháng 3 năm 1990, sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan và những trường khác phát động Phong trào Sinh viên Hoa huệ hoang dã, đưa ra các yêu sách như bãi bỏ Điều khoản lâm thời và triệu tập hội nghị toàn quốc.[22][23]:35. 83 Tháng 5 năm 1990, Tổng thống Lý Đăng Huy tuyên bố trong cuộc họp báo nhậm chức rằng trong một năm ông sẽ triệu tập một hội nghị toàn quốc, bãi bỏ Điều khoản lâm thời và lập lại chế độ hiến pháp. Tháng 4 năm 1991, Quốc dân Đại hội bãi bỏ Điều khoản lâm thời.[2][24] Tổng thống Lý Đăng Huy công bố nghị quyết vào ngày 1 tháng 5.[2][25][26][27]

Ngoài bãi bỏ Điều khoản lâm thời, Tổng thống Lý Đăng Huy dẫn đầu việc xây dựng các Điều sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc theo nguyên tắc không thay đổi cấu trúc hiến pháp gốc, sửa đổi và hoãn thi hành một số quy định. Tổng cộng đã thực hiện sửa đổi, bổ sung hiến pháp bảy lần.[28] Hiện tại Tổng thống và Phó Tổng thống ứng cử chung một liên danh, do nhân dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống có quyền ban bố lệnh khẩn cấp và bổ nhiệm Viện trưởng Hành chính viện không cần Lập pháp viện đồng ý.[2][29][30][31] Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, liên danh Lý Đăng Huy và Liên Chiến trúng cử, đánh bại liên danh Bành Minh Mẫn và Tạ Trường Đình của Đảng Dân chủ Tiến bộ, liên danh không đảng phái của Lâm Dương Cảng và Hác Bách Thôn và liên danh không đảng phái của Trần Lý An và Vương Thanh Phong. Lý Đăng Huy trở thành tổng thống dân cử trực tiếp đầu tiên.[32][33][34]

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, liên danh Trần Thủy Biển và Lữ Tú Liên của Đảng Dân chủ Tiến bộ đánh bại liên danh Liên Chiến và Tiêu Vạn Trường của Quốc dân Đảng, liên danh Lý Ngao và Phùng Hỗ Tường của Tân đảng, liên danh không đảng phái của Tống Sở Du, cựu tỉnh trưởng tỉnh Đài Loan và Trương Chiêu Hùng và liên danh không đảng phái của Hứa Tín Lương và Chu Huệ Lương, chấm dứt thời kỳ cầm quyền lâu dài của Quốc Dân Đảng. Đây là lần đầu tiên chính đảng luân phiên nắm quyền kể từ khi Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc có hiệu lực.[35][36][37] Liên danh Trần - Lữ của Đảng Dân chủ Tiến bộ sau đó tái cử, đánh bại liên danh kết hợp Liên Chiến - Tống Sở Du của Quốc dân Đảng và Thân dân Đảng năm 2004. Liên danh của Quốc dân Đảng trúng cử vào năm 2008 (Mã Anh Cửu - Tiêu Vạn Trưởng) và 2012 (Mã Anh Cửu - Ngô Đôn Nghĩa), liên danh của Đảng Dân chủ Tiến bộ trúng cử vào năm 2016 (Thái Anh Văn - Trần Kiến Nhân), 2020 (Thái Anh Văn - Lại Thanh Đức) và gần đây nhất là năm 2024 (Lại Thanh Đức - Tiêu Mỹ Cầm).[38][39]

Tổng thống do tất cả người dân đủ 20 tuổi trở lên, không chịu giám hộ, hiện hoặc từng cư trú sáu tháng ở Vùng Tự do của Trung Hoa Dân Quốc bầu phổ thông, bình đẳng, kín. Người đã có hộ tịch trên 15 năm và đủ 40 trở lên được đăng ký làm ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên, trường hợp quốc tịch có được bằng cách trở lại hay nhập quốc tịch thì không được đăng ký. Khi đăng ký tranh cử, ứng cử viên tổng thống cần phải đăng ký liên danh với một ứng cử viên phó tổng thống và được một đảng tiến cử hay được một người đồng ký tên chung.

Bầu cử tổng thống do Ủy ban Bầu cử Trung ương tổ chức. Thời gian vận động bầu cử là 28 ngày. Ứng cử viên đắc nhiều phiếu nhất trúng cử. Nếu ngang phiếu thì sẽ tổ chức cuộc bầu cử lại trong 30 ngày kể từ ngày bầu cử. Trường hợp chỉ có một ứng cử viên thì đắc phiếu phải đạt trên 20% tổng số cử tri mới trúng cử, nếu không sẽ tổ chức cuộc bầu cử lại trong ba tháng kể từ ngày bầu cử.

Cuộc bầu cử tổng thống lần gần đây nhất được tổ chức vào ngày 13 tháng 1 năm 2024. Phó Tổng thống Lại Thanh Đức, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ, trúng cử tổng thống.

Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc tuyên thệ nhậm chức như sau:[40]

Tôi xin chân thành tuyên thệ trước nhân dân toàn quốc, tôi sẽ tuân thủ hiến pháp, tận trung chức vụ, tăng tiến phúc lợi nhân dân, bảo vệ quốc gia, không phụ sự phó thác của quốc dân. Nếu trái lời thề, tôi nguyện chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của quốc gia. Xin thề.

Sau đó, Viện trưởng Lập pháp viện trao Quốc ấn cho Tổng thống, tượng trưng quyền lực nhà nước và sự truyền thừa chính quyền.[40]

Lễ nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc lần gần đây nhất cử hành vào ngày 20 tháng 5 năm 2020.[41]

Tổng thống có thể bị bãi nhiệm và cách chức.

Bãi nhiệm Tổng thống phải được ít nhất một phần tư tổng số Ủy viên lập pháp yêu cầu và được ít nhất hai phần ba tổng số Ủy viên lập pháp biểu quyết tán thành. Trong 10 ngày sau khi tuyên bố nghị quyết bãi nhiệm, Lập pháp viện sẽ chuyển nghị quyết bãi nhiệm, tờ trình lý do bãi nhiệm và đơn bào chữa của người bị bãi nhiệm tới Ủy ban Bầu cử Trung ương. Ủy ban Bầu cử Trung ương sẽ đưa ra thông báo trong 20 ngày kể từ ngày nhận tờ trình lý do bãi nhiệm và đơn bào chữa và tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân trong 60 ngày. Tư cách cử tri bãi nhiệm giống tư cách cử tri bầu cử. Nếu quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành bãi nhiệm thì nghị quyết bãi nhiệm được thông qua. Tổng thống bị bãi nhiệm sau khi Ủy ban Bầu cử Trung ương công bố kết quả trưng cầu ý dân và không được đăng ký làm ứng cử viên tổng thống trong 4 năm sau đó.[42] Nghị quyết bãi nhiệm tổng thống lần gần đây nhất là ngày 14 tháng 5 năm 2012. Nghị quyết không được một ủy ban Lập pháp viện thông qua.[43][44]

Cách chức Tổng thống phải được ít nhất quá nửa tổng số Ủy viên lập pháp yêu cầu và được ít nhất hai phần ba tổng số Ủy viên lập pháp biểu quyết tán thành. Tòa án Hiến pháp gồm các thẩm phán Tư pháp viện quyết định việc cách chức. Nếu Tòa án Hiến pháp biểu quyết tán thành thì tổng thống bị cách chức ngay. Xưa nay, chưa có tổng thống nào bị cách chức.

Khi tổng thống không thể làm việc vì một lý do nào đó thì phó tổng thống giữ quyền tổng thống. Khi tổng thống và Phó Tổng thống đều không thể làm việc thì Viện trưởng Hành chính viện giữ quyền Tổng thống. Trong trường hợp khuyết Tổng thống do qua đời, bị bãi nhiệm hay bị cách chức thì Phó Tổng thống kế nhiệm làm Tổng thống cho đến khi hết nhiệm kỳ của Tổng thống. Trong trường hợp khuyết cả Tổng thống lẫn Phó Tổng thống thì Viện trưởng Hành chính viện giữ quyền Tổng thống và tổ chức cuộc bầu cử bổ khuyết tổng thống trong ba tháng. Nếu chưa bầu ra tổng thống tiếp theo khi tổng thống tiền nhiệm hết nhiệm kỳ hay nếu cả tổng thống lẫn phó tổng thống đều chưa nhậm chức sau cuộc bầu cử thì Viện trưởng Hành chính viện cũng giữ quyền Tổng thống.

Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước của Trung Hoa Dân Quốc, thay mặt Trung Hoa Dân Quốc về đối nội và đối ngoại. Tổng thống thống lĩnh Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc, thực hiện quyền ký điều ước, tuyên chiến và nghị hòa.[45]

Tổng thống công bố luật do Lập pháp viện thông qua và ban hành lệnh. Tổng thống có quyền ban bố lệnh khẩn cấp theo nghị quyết của Hội đồng Hành chính viện, nhưng phải trình Lập pháp viện phê chuẩn trong 10 ngày sau khi ban bố.[46][47] Lệnh khẩn cấp duy nhất do Tổng thống Lý Đăng Huy ban bố tháng 9 năm 1999 do trận động đất Tập Tập.[48][49]

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay nổi loạn thì Tổng thống có quyền ra lệnh thiết quân luật, nhưng phải được Lập pháp viện thông qua hoặc phê chuẩn. Khi Lập pháp viện xét thấy cần thiết thì có thể yêu cầu Tổng thống dỡ bỏ lệnh thiết quân luật.[47] Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân ra lệnh thiết quân luật lần thứ hai vào tháng 12 năm 1948 và tháng 7 năm 1949 do cuộc nội chiến thứ hai giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.[50][51]

Tổng thống thực hiện quyền đại xá, ân xá, giảm án và khôi phục quyền lợi. Kể từ khi ban hành Hiến pháp, Tổng thống tổng cộng thực hiện quyền ân xá bốn lần, giảm án tám lần đối với những đối tượng đặc biệt và giảm án năm lần đối với những đối tượng bình thường.[52][53]

Tổng thống quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các quan chức dân sự và quân sự. Viện trưởng Hành chính viện do Tổng thống bổ nhiệm. Phó Viện trưởng Hành chính viện, người đứng đầu các bộ, ủy ban và uỷ viên chính vụ do Viện trưởng Hành chính viện bổ nhiệm theo yêu cầu của Tổng thống. Viện trưởng và Phó Viện trưởng Tư pháp viện, thẩm phán Tư pháp viện, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Khảo thí viện, Uỷ viên Khảo thí, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Giám sát viện, Uỷ viên Giám sát do Tổng thống đề cử, Lập pháp viện đồng ý bổ nhiệm. Những công chức khác do Bộ Thuyên tự thuộc Khảo thí viện phê duyệt rồi Tổng thống ký quyết định bổ nhiệm. Người được xét duyệt thay đổi quân hàm thiếu tướng, trung tướng, người được xét duyệt truy thăng hay truy tặng quân hàm do cơ quan chủ quản trình Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm, v.v.[47][54]

Tổng thống quyết định tặng thưởng huân chương, biển ngạch và biểu dương.[55][56]

Tổng thống có "quyền hòa giải giữa các viện", tức là khi xảy ra tranh chấp giữa Hành chính viện, Lập pháp viện, Tư pháp viện, Khảo thí viện và Giám sát viện thì Tổng thống có thể triệu tập viện trưởng các viện để bàn bạc giải quyết.[57] Tổng thống cho phép Hành chính viện xin Lập pháp viện xem xét lại dự án luật được Lập pháp viện thông qua trong 10 ngày sau khi dự án luật được chuyển tới Hành chính viện. Ngoài ra, Tổng thống có quyền giải tán Lập pháp viện sau khi hỏi ý kiến ​​của Viện trưởng Lập pháp viện nếu Lập pháp viện biểu quyết không tín nhiệm đối với Viện trưởng Hành chính viện.[47]

Phủ Tổng thống là cơ quan tham mưu của tổng thống, đặt ở quận Trung Chính, Đài Bắc.[58] Bí thư trưởng Phủ Tổng thống tuân theo lệnh của Tổng thống, điều hành công việc nội bộ, chỉ đạo, giám sát nhân viên của Phủ Tổng thống. Phủ Tổng thống có các chức vụ như tư chính,[59] cố vấn chính sách quốc gia[60] và cố vấn chiến lược[61] do Tổng thống bổ nhiệm, bày tỏ ý kiến cho Tổng thống về các kế hoạch, chiến lược quốc gia và các vấn đề liên quan đến quốc phòng. Hiện nay, Phủ Tổng thống có 3 cục và 3 phòng. Viện nghiên cứu Trung ương, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Ủy ban Quản lý Nghĩa trang Tôn Dật Tiên là các cơ quan trực thuộc Phủ Tổng thống.[1]

Hội đồng An ninh Quốc gia là cơ quan tư vấn cho tổng thống quyết định các chủ trương, chính sách lớn liên quan đến an ninh quốc gia như quốc phòng, đối ngoại, quan hệ với Trung Quốc và những biến lớn của quốc gia. Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Bí thư trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia tuân theo lệnh của Tổng thống, xử lý các công việc của Hội đồng theo nghị quyết của Hội đồng, chỉ đạo và giám sát các nhân viên của Hội đồng. Ngoài ra, có ủy ban cố vấn đặc biệt do Tổng thống bổ nhiệm. Hiện tại, Hội đồng An ninh Quốc gia có một ban thư ký. Cục An ninh Quốc gia là một cơ quan trực thuộc của Hội đồng An ninh Quốc gia.[62]

Tổng thống có quyền miễn trừ hình sự, trừ tội gây nội loạn hay ngoại xâm. Trừ khi bị bãi nhiệm hay cách chức thì tổng thống không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổng thống được hưởng mức lương 490.460 Tân Đài tệ mỗi tháng.[63] Ngoài ra, còn có các khoản phụ cấp do Hành chính viện quyết định. Sau khi mãn nhiệm, tổng thống sẽ được hưởng khoản tiền lương hưu 250.000 Tân Đài tệ mỗi tháng. Tổng thống được hưởng phí sự vụ 8 triệu Tân Đài tệ mỗi năm trong năm đầu tiên sau khi rời nhiệm sở. Phí sự vụ sẽ giảm 1 triệu Đài tệ mỗi năm xuống còn 5 triệu Tân Đài tệ mỗi năm sau bốn năm. Nhà nước sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tổng thống rời nhiệm sở. Cục An ninh Quốc gia sẽ cấp 8 đến 12 vệ sĩ. Thời gian được hưởng chế độ đãi ngộ rời nhiệm sở bằng nhiệm kỳ của tổng thống đó.[64]

Tổng thống phải đeo Huân chương Thải Ngọc, huân chương danh dự cao quý nhất của nhà nước trong suốt nhiệm kỳ.

Dinh Tổng thống hiện nằm ở quận Trung Chính, Đài Bắc, là nơi đặt Phủ Tổng thống. Bởi vì biệt danh an ninh của bà Thái Anh Văn, Tổng thống hiện tại là "Vĩnh Hòa", cho nên Dinh Tổng thống còn được gọi là "Ngụ sở Vĩnh Hòa".[65][66]

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Bộ Giáo dục (viết tắt MOE) (tiếng Trung: 教育部; Hán-Việt: Giáo dục bộ; bính âm: Jiàoyùbù; Bạch thoại tự: Kàu-io̍k-pō͘; Pha̍k-fa-sṳ: Kau-yuk Phu) là một bộ thuộc Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc (Chính phủ), có chức năng thực thi chính sách giáo dục và quản lý trường lớp công lập.

Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc bắt nguồn từ Bộ Giáo dục, Khoa học, Thể thao và Văn hóa dưới chính quyền Đế quốc Nhật Bản, thực thể đã chiếm đóng Đài Loan vào năm 1895. Trong thời kỳ Đài Loan thuộc Nhật, tỷ lệ đi học của trẻ em Đài Loan tăng từ 3,8% vào năm 1904 lên đến 71,3% vào năm 1943.[1] Trường học theo lối hiện đại được thành lập qua sự ra đời của hệ thống tiểu học, trong khi giáo dục bậc cao cho người Đài Loan vẫn hiếm hoi còn trường trung học và đại học lại chủ yếu dành cho công dân Nhật Bản. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp đặc biệt khi người Đài Loan được học lên cao hơn và trong số này nhiều cá nhân tiếp tục sang Nhật Bản học tiếp.

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đời tại Trung Quốc đại lục vào năm 1912. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc dời sang Đài Loan vào năm 1949, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đã được tái lập tại thành phố Đài Bắc.

Năm 2022, để giải quyết các khiếu nại từ nhiều cơ sở giáo dục đại học về hạn mức giới hạn theo tuần đối với số lượng người nhập cảnh vào Đài Loan, Bộ Giáo dục đã tiến hành cấp thêm chỗ cho sinh viên nước ngoài nhằm đảm bảo họ không bị từ chối nhập cảnh vào Đài Loan.[2]

Năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đã khởi động Chương trình Phát triển Tài năng trên nền tảng Chính sách hướng nam mới để thúc đẩy trao đổi giáo dục với Ấn Độ.[3]

Tháng 11 năm 2023, Thống đốc tiểu bang Montana là Greg Gianforte thông báo rằng Văn phòng của Ủy ban Giáo dục Đại học Montana đã ký một biên bản ghi nhớ mới với Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc nhằm xây dựng một chương trinh ngôn ngữ Quan thoại tại Đại học Montana ở Missoula, Montana (Hoa Kỳ) và một chương trình trao đổi giáo dục tại Đại học Công nghệ Montana. Sự hợp tác này diễn ra sau khi người ta chứng kiến một làn sóng sinh viên trường Montana Tech đến du học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Minh Tân ở huyện Tân Trúc (Đài Loan) sau một biên bản ghi nhớ hồi năm 2022.[4]

Tháng 12 năm 2023, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đón tiếp một đoàn khách từ Đại học Scranton (Scranton, Pennsylvania, Hoa Kỳ) do Joseph G. Marina làm trưởng đoàn để tìm kiếm quan hệ đối tác với các trường đại học của Đài Loan. Chuyến đi này là sự tiếp nối của một loạt các đợt trao đổi giữa Đại học Scranton và Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc. Kể từ năm 2010 đã liên tục diễn ra các chương trình phổ biến văn hóa Đài Loan, các buổi diễn thuyết và các liên hoan phim Đài Loan tại thành phố Scranton.[5]

Dưới đây là danh sách cơ quan đại diện ở nước ngoài của Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc:[6]

Tại Đài Bắc, có thể đi bộ từ ga MRT Bệnh viện Đại học quốc lập Đài Loan của tuyến Đạm Thủy-Tín Nghĩa thuộc hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc.[7]

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khảo thí viện (chữ Hán phồn thể: 考試院; bính âm: Kǎoshì Yuàn; Wade-Giles: K'ao3-shih4 Yüan4) là một trong năm nhánh của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đảm nhiệm chứng thực tư cách của công chức Đài Loan.

Là nhánh chính phủ đặc biệt theo Tam dân chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn, Khảo thí viện có thể so với Văn phòng tuyển chọn nhân viên châu Âu của Liên minh châu Âu hay Xử quản lý nhân sự của Mỹ một cách hồi tố và dựa trên khoa cử Trung Quốc vương triều.

Sau khi cuộc Bắc phạt kết thúc năm 1928, chính phủ Quốc dân thành lập văn phòng chuẩn bị của Khảo thí viện vào tháng 10 năm 1928, lúc luật tổ chức ban hành, tháng 5 năm 1929 trụ sở Khảo thí viện khai trương ở Đền thờ nhạc vương tại Nam Kinh. Tháng 1 năm 1930, Khảo thí viện cùng hai cơ quan trực thuộc, Hội đồng khảo tuyển và Thuyện tự bộ, chính thức thành lập, tháng 12 năm 1937 trụ sở tạm thời dời về Trùng Khánh trong Chiến tranh Trung-Nhật, sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc năm 1945 thì quay về Nam Kinh.

Tháng 1 năm 1950, trụ sở tạm thời dời về Đền thờ Khổng tử Đài Bắc ở Đài Loan sau Nội chiến quốc cộng, tháng 12 năm 1951 chuyển đến Mộc Sách, Đài Bắc, tháng 3 năm 1990 trụ sở hiện tại khai trương[2] và năm 2019 số thành viên Khảo thí viện giảm từ 19 xuống 7 đến 9.[3]

Luật Lập pháp của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khoá 9 thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào ngày 15/3/2000 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2000. Luật Lập pháp ra đời sau 7 năm nghiên cứu (từ năm 1993).

Luật Lập pháp của nước cộng hoà nhân dân Trung hoa gồm 6 Chương với 94 điều. Cơ cấu của Luật này cụ thể như sau:

- Chương 1. Những quy định chung (6 điều)

- Chương 2. Luật Quốc gia (49 điều)

Phần 1. Thẩm quyền ban hành văn bản

Phần 2. Trình tự, thủ tục ban hành văn bản của Quốc hội

Phần 3. Trình tự, thủ tục ban hành văn bản của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Phần 4. Giải thích luật quốc gia

- Chương III. Quy tắc hành chính (7 điều)

- Chương IV. Văn bản pháp quy địa phương, Văn bản pháp quy khu vực tự trị và các quy tắc (15 điều)

Phần 1. Văn bản pháp quy địa phương, Văn bản pháp quy khu vực tự trị và các văn bản pháp quy đặc biệt

Phần 2. Quy tắc hành chính và quy tắc địa phương

- Chương V. Phạm vi áp dụng và thực hiện (14 điều)

- Chương VI. Điều khoản bổ sung (2 điều)

Sau khi Luật này ra đời, việc ban hành văn bản của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã có những chuyển biến cơ bản. Nếu như trước đây, Trung Quốc từ chỗ giải quyết không có luật làm cơ sở, đến lập pháp về kinh tế làm chính, rồi đến tăng cường lập pháp về xã hội và lập pháp về dân sinh (thể hiện rõ nét từ lấy con người làm gốc đến lập pháp vì dân) thì đến nay quy trình ban hành văn bản đã được hoàn thiện thêm một bước. Theo quy định hiện hành, nhân dân không chỉ là đối tượng bảo hộ của pháp luật, mà con được hoan nghênh tham gia xây dựng và sửa đổi luật pháp. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2010, Trung Quốc đã xây dựng 236 bộ luật, hơn 690 văn bản pháp quy hành chính và hơn 8.600 văn bản pháp quy địa phương.

Quyền lập quy của chính quyền địa phương được biết đến kể từ khi luật tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi vào năm 1986. Văn bản pháp quy của địa phương là văn bản thấp nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, việc ban hành văn bản của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương mới có một văn bản luật riêng điều chỉnh.

Mặc dù quy định khá rõ ràng về thẩm quyền ban hành văn bản, trình tự, thủ tục ban hành văn bản, Luật Lập pháp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa giải quyết được trên thực tế như thiếu bảo đảm cho quyền lập quy của chính quyền địa phương, thiếu hệ thống giám sát lập pháp, không rõ ràng về quyền giải thích pháp luật. Bên cạnh đó, hiện tại, Trung Quốc vẫn tồn tại 2 hệ thống pháp luật khá độc lập với nhau. Đặc khu hành chính là một ví dụ điển hình về quyền lập pháp dành cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc một quốc gia 2 chế độ. Đặc khu có Luật cơ bản riêng của mình. “Chế độ tự trị cao” thể hiện ở chỗ ngoài đường lối đối ngoại và quốc phòng thuộc đặc quyền của Chính phủ, Đặc khu hành chính Hồng Kông hoàn toàn có quyền độc lập trong việc quản lý các công việc của mình, trong đó có quyền quản lý hành chính, quyền hoạt động lập pháp, quyền tuyên bố các phán quyết tư pháp có hiệu lực cuối cùng.

2. Ban hành văn bản ở Trung ương

Luật Lập pháp của Trung Quốc xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo quy định của Luật này, Quốc hội có thẩm quyền ban hành và sửa đổi luật dân sự, hình sự và các luật về tổ chức. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và sửa đổi tất cả các luật trừ thẩm quyền ban hành của Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền sửa đổi, bổ sung luật của Quốc gia do Quốc hội ban hành nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của các luật đó.

Luật quốc gia được ban hành để điều chỉnh các vấn đề sau:

- Thành lập, tổ chức và thẩm quyền của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân.

- Hệ thống tự trị của vùng dân tộc, đặc khu hành chính và hệ thống tự trị ở địa phương.

- Sự tước đoạt quyền chính trị của công dân hoặc các biện pháp trừng phạt liên quan đến quyền tự do của cá nhân..

- Sung công tài sản không phải của nhà nước.

- Hệ thống kinh tế cơ bản, ngân sách, thuế, hải quan, tài chính và hệ thống thương mại quốc tế.

- Hệ thống xét xử và trọng tài.

-Các vấn đề khác mà Quốc hội, hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết phải ban hành.

Theo quy định của Luật Lập pháp, quy trình ban hành văn bản rõ ràng hơn từ khâu đề xuất, soạn thảo, kiểm tra, tham vấn, thảo luận, rút dự thảo văn bản, thông qua và công bố. Với quy trình lập pháp này, Trung Quốc tin rằng quy trình lập pháp của họ ngày càng dân chủ và hiệu quả hơn vì những lý do sau:

Thứ nhất, dự thảo văn bản phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét 3 lần trước khi bỏ phiếu và dự thảo phải trình lên Ủy ban pháp luật kiểm tra lại lần cuối cùng sau khi các ủy ban có liên quan khác đã tiến hành kiểm tra.

Thứ hai, quy trình ban hành văn bản minh bạch hơn. Trước đây, chủ yếu dự thảo luật được thảo luận trong một nhóm nhỏ có cùng chung lợi ích. Tuy nhiên, theo Luật Lập pháp, việc tổ chức cuộc họp giữa các nhóm hoặc họp phiên toàn thể của Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức nếu cần xem xét những vấn đề lớn. Lắng nghe ý kiến công chúng, các chuyên gia, các nhà khoa học cũng là quy trình bắt buộc khi thẩm tra dự thảo văn bản.

Tại phiên họp của Quốc hội, đoàn chủ tịch Quốc hội có thể giới thiệu một dự thảo luật để Quốc hội thảo luận.

Hội đồng Nhà nước, Ủy ban quân sự Trung ương, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, và các ủy ban của Quốc hội có thể giới thiệu dự án luật trước Quốc. Việc đưa dự án luật vào chương trình làm việc của Quốc hội sẽ do đoàn chủ tịch quyết định.

Một đoàn đại biểu, hoặc các đoàn đại biểu có ít nhất 30 thành viên, có thể giới thiệu một dự án luật trước Quốc hội, Đoàn Chủ tịch sẽ quyết định liệu có thể đưa dự án luật đó vào Chương trình nghị sự của Quốc hội hay chuyển cho các ủy ban của Quốc hội xem xét, đề xuất liệu có đủ điều kiện để đưa vào Chương trình kỳ họp của Quốc hội hay không. Trong thời gian Quốc Quốc hội không họp, dự thảo luật trước tiên trình cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đối với các dự thảo luật mà Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trình trong kỳ họp gần nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ gửi cho các đoàn đại biểu Quốc hội 1 tháng trước khi bắt đầu kỳ họp.

Nếu trước khi dự án luật được đưa vào Chương trình phiên họp của Quốc hội để bỏ phiếu, người đề nghị xây dựng văn bản xin rút dự án thì phải giải thích rõ lý do và gửi báo cáo tới đoàn chủ tịch và dự án đó sẽ được đưa ra khỏi chương trình kỳ họp.

3. Ban hành văn bản ở địa phương

Theo quy định của Luật Lập pháp, ở Trung quốc quyền lập quy của chính quyền địa phương là một trong những quyền ban hành văn bản quan trọng của quốc gia. Quyền lập quy của địa phương bao gồm việc ban hành văn bản của khu vực tự trị dân tộc, đặc khu kinh tế và khu vực hành chính đặc biệt. Quyền lập quy của chính quyền địa phương được biết đến kể từ khi luật tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi vào năm 1986. Luật lệ của địa phương là văn bản thấp nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước cộng hoà nhân dân Trung hoa. Quyền lập quy của chính quyền địa phương nhằm:

- Bảo đảm việc thi hành hiến pháp, luật, các quy tắc cũng như các chính sách cơ bản và hướng dẫn của chính phủ. Nói cách khác, các địa phương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương mình phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Giải quyết các vấn đề mà pháp luật do trung ương ban hành không thể giải quyết hoặc các vấn đề mà tạm thời chính quyền trung ương chưa quy định.

- Giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương như quản lý nguồn nước của sông, hồ trong phạm vi địa phương, bảo vệ đê điều, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nông thôn, các vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách của địa phương về kinh tế, giáo dục, văn hoá, sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề đặc biệt khác.

- Thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động truyền thống của địa phương trên cơ sở quy tắc pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, tất cả các khu vực tự trị dân tộc đều có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong khi các đơn vị hành chính cùng cấp tương đương khác không có quyền này. Quyền ban hành văn bản của khu vực tự trị dân tộc là thẩm quyền đặc biệt của khu vực tự trị. Đó là mô hình quyền lực bảo đảm việc quản lý hiệu quả của chính quyền tự quản.

Việc ban hành văn bản quy phạm của khu vực tự trị do hội đồng nhân dân của khu vực tự trị ban hành trên cơ sở bản sắc dân tộc, chính sách kinh tế, chính trị và văn hoá. Ví dụ như ban hành kế hoạch giáo dục địa phương, xây dựng các mô hình giáo dục phổ thông, cao đẳng, đại học, việc sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy để phát triển giáo dục cho vùng dân tộc; xây dựng các chính sách trên nền tảng văn hoá dân tộc, xuất bản sách bằng tiếng dân tộc, bảo vệ và bảo tồn văn hoá dân tộc; phát triển khoa học công nghệ, xây dựng chính sách khám chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, phát triển các bài thuốc dân gian; phát triển thể thao dân tộc để nâng cao sức khoẻ cho nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số; bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm môi trường; tăng cường hợp tác với các vùng khác về giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, sức khoẻ cộng đồng; cải cách và phát triển kinh tế trong khu vực; xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; quản lý các doanh nghiệp trong khu vực; phát triển các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm đặc trưng của khu vực; ban hành chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với chính sách của quốc gia.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Lập pháp, tất cả các vấn đề mà nhà nước chưa ban hành pháp luật, hoặc quy tắc hành chính, Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị dưới sự chỉ đạo của chính phủ và Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc có thể ban hành quy chế địa phương trong trường hợp đặc biệt và thực tế yêu cầu. Sau khi luật của quốc gia hoặc quy tắc hành chính có hiệu lực, bất kỳ quy định nào trong quy chế địa phương trái với các quy đinh đó sẽ không còn hiệu lực, và cơ quan ban hành sẽ tiến hành việc sửa đổi các quy định đó.

Cũng theo quy định của Luật Lập pháp, trong tình huống đặc biệt và nhu cầu điều hành cần thiết, ủy ban thường trực của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khu tự trị, đô thị tự trị trực tiếp dưới sự chỉ đạo của chính quyền trung ương và ủy ban thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc có thẩm quyền ban hành quy chế địa phương nhưng không được trái với các quy định của Hiến pháp, luật của quốc gia và các quy tắc hành chính.

Hội đồng nhân dân của khu tự trị dân tộc có thẩm quyền ban hành quy chế tự trị và quy chế đặc biệt phù hợp với chính sách dân tộc, kinh tế và bản sắc văn hoá. Quy chế tự trị và quy chế đặc biệt sẽ có hiệu lực sau khi Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc chấp thuận. Quy chế tự trị và quy chế đặc biệt của vùng tự trị thuộc khu vực tự trị sẽ có hiệu lực sau khi được Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh, khu tự trị xem xét và thông qua. Quy chế tự trị và quy chế đặc biệt có thể khác với các điều khoản của luật hoặc quy tắc hành chính nhưng phải bảo đảm sự khác biệt đó không vi phạm các nguyên tắc cơ bản và không khác với các quy định của hiến pháp và luật về khu tự trị dân tộc và không vi phạm bất kỳ một đạo luật hoặc nguyên tắc hành chính nào liên quan đến khu tự trị dân tộc.

Trong trường hợp đặc biệt và thực tế quản lý yêu cầu, hội đồng nhân dân thành phố và ủy ban thường trực hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh có thể ban hành quy chế nhưng không được trái với các quy định của Hiến pháp, luật của quốc gia, các quy tắc hành chính và quy chế địa phương của tỉnh, khu vực tự trị mà thành phố đó trực thuộc và quy chế đó chỉ có hiệu lực thi hành sau khi ủy ban thường trực hội đồng nhân dân của tỉnh hoặc khu tự trị xem xét và chấp thuận. Ủy ban thường trực hội đồng nhân dân của tỉnh hoặc khu tự trị sẽ xem xét tính pháp lý của quy chế mà thành phố trực thuộc đệ trình để thông qua. Quy chế đó sẽ được ban hành trong thời hạn 4 tháng nếu quy chế đó không trái với bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp, luật của quốc gia, các quy tắc hành chính và quy chế địa phương, quy chế của khu tự trị mà thành phố đó trực thuộc.

Trình tự, thủ tục trình bày, thảo luận và bỏ phiếu đối với dự thảo quy chế địa phương, quy chế khu tự trị và dự thảo quy chế đặc biệt sẽ do hội đồng nhân dân và chính quyền địa phương thông qua.

Sau khi ban hành, Quy chế địa phương, quy chế khu tự trị và quy chế đặc biệt được xuất bản trong công báo của Ủy ban thường trực hội đồng nhân dân và các báo trong thời hạn luật định. Quy chế địa phương, quy chế khu tự trị, quy chế đặc biệt trong công báo của Ủy ban thường trực hội đồng nhân dân là văn bản chính thức.

Thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ luật quốc gia, quy tắc hành chính, Quy chế địa phương, quy chế khu tự trị, quy chế đặc biệt và quy tắc địa phương như sau:

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ bất kỳ quy chế khu tự trị và quy chế đặc biệt do Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc chấp thuận nếu vi phạm Hiến pháp hoặc quy định tại khoản 2 điều 66 của Luật Lập pháp.

Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc có thẩm quyền bãi bỏ bất kỳ quy tắc hành chính nào vi phạm Hiến pháp hoặc bất kỳ đạo luật nào và có quyền hủy bỏ bất kỳ quy tắc địa phương nào trái Hiến pháp hoặc bất kỳ đạo luật, quy tắc hành chính nào; có quyền bãi bỏ quy chế khu tự trị và quy chế đặc biệt nào do Ủy ban thường trực hội đồng nhân dâp cấp tỉnh ban hành vi phạm các quy định của Hiến pháp và khoản 2 Điều 66 của Luật Lập pháp.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 1 tháng 10. Ngày này ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao được quy định là ngày lễ pháp định hoặc là ngày nghỉ của công chúng.

Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国 国徽; chữ Hán phồn thể: 中華人民共和國 國徽, bính âm: Zhonghua Renmin gònghéguó Guohui) có một đại diện của Quảng trường Thiên An Môn, cổng vào của Tử Cấm Thành của Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trong một vòng tròn màu đỏ.

Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trên quốc huy có năm ngôi sao được có trên quốc kỳ quốc gia này. Đại diện ngôi sao lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi bốn ngôi sao nhỏ hơn Đại diện cho bốn tầng lớp xã hội theo quy định tại Chủ nghĩa Mao. Biểu tượng này được miêu tả như là "Bao gồm các mô hình của lá cờ quốc gia." Những yếu tố này được mô tả như sau:[1]

... Màu đỏ của lá cờ tượng trưng cho cuộc cách mạng và màu vàng của những ngôi sao vàng rực rỡ những tia toả ra từ các vùng đất đỏ rộng lớn. Thiết kế của bốn ngôi sao nhỏ hơn bao quanh một lớn hơn một tượng trưng cho sự đoàn kết của người Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Người thiết kế Quốc huy là Lâm Huy Nhân (1904-1955), trước đây gọi là Huy Âm, người Phúc Kiến, kiến ​​trúc sư, nhà văn, nhà thơ phái Trăng non.

Bà sinh ngày 10 tháng 6 năm 1904 tại Mân Hậu, Phúc Kiến, trong một gia đình trí thức quan lại. Cha của bà là Lâm Trường Dân, đã sớm học ở Nhật và là một nhân vật phái mới. Năm 1916 đến Bắc Kinh học Trung học nữ sinh Bồi Hoa, Bắc Kinh. Tháng 4 đến tháng 9 năm 1920 theo cha đi du lịch châu Âu, đã đến London, Paris, Geneva, Rome, Frankfurt, Berlin, Brussels và những nơi khác. Cũng trong năm đó, bà đã vào học tại trường nữ sinh Mary. Bà đã gặp Từ Chí Ma ở Học viện Kinh tế. Năm 1921, bà trở lại trường trung học nữ Bồi Hoa. Năm 1923 đã tham gia các hoạt động Câu lạc bộ Trăng non. Năm 1924 học tập tại Mỹ, vào học Học viện Mỹ thuật của Trường Đại học Pennsylvania, và khóa học tự chọn về kiến trúc. Năm 1927 bà tốt nghiệp và nhận được bằng Cử nhân Mỹ thuật. Cũng năm đó, bà vào học Học viện Sân khấu thuộc Đại học Yale. Tháng 3 năm 1928, bà và Lương Ân Thành đã kết hôn tại Ottawa, Canada. Sau khi kết hôn, bà đã sang châu Âu để nghiên cứu ngành kiến ​​trúc. Cũng tháng 8 năm đó,  bà đã trở về nước. Vào sáng sớm ngày 01 tháng 4 năm 1955, sau 15 năm tranh đấu ngoan cường với căn bệnh lao, bà đã qua đời, chỉ mới 51 tuổi.

Lâm Huy Nhân đã viết nhiều, bao gồm văn xuôi, thơ, tiểu thuyết, kịch, dịch thuật, thư tín và các tác phẩm khác, là các kiệt tác, mà tiêu biểu là “Bạn là ngày tháng Tư trần thế”, cuốn tiểu thuyết “99 độ” v.v.. Tập thơ xuất bản bao gồm “Thơ Lâm Huy Nhân” (1985) v.v..

Tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc: GB 15093-2008 chỉ định cấu trúc, vật liệu và màu sắc của quốc huy.