Nhận thấy sức lan tỏa của bộ môn Pickleball, thời gian gần đây, ngành quản lý thể thao từ Trung ương đến địa phương cũng đã quan tâm và có những động thái phát triển môn thể thao này.
Nhận thấy sức lan tỏa của bộ môn Pickleball, thời gian gần đây, ngành quản lý thể thao từ Trung ương đến địa phương cũng đã quan tâm và có những động thái phát triển môn thể thao này.
Nếu nghĩ về thể thao ở Nhật Bản, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến sumo. Thế nhưng bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu về một số môn thể thao truyền thống khác của Nhật Bản cũng như các môn thể thao được gọi là du nhập từ phương Tây nữa nhé. Giống như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, bóng chày và bóng đá cũng rất được yêu thích ở Nhật Bản. Hãy đến xem một trận đấu - nơi những người hâm mộ cuồng nhiệt sẽ mang đến cho bạn bầu không khí giải trí không kém gì những người chơi - chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi của bạn.
Một trận đấu sumo ở Ryogoku Kokugikan của Tokyo
Nếu bạn có cơ hội đến xem một giải đấu sumo trong chuyến du lịch của mình thì đừng bỏ lỡ nhé. Mặc dù một trận đấu với các thao tác xô và đẩy có tính kỹ thuật cao có thể chỉ diễn ra trong vài giây, nhưng khía cạnh nghi thức của môn thể thao này lại tạo nên cảnh tượng hết sức thú vị mà bạn chẳng thể rời mắt.
Môn thể thao này gần đây rất nổi tiếng và có thể bạn sẽ rất khó mua được vé - đặc biệt là vào cuối tuần - vì vậy, bạn nên đặt vé trước. Giá chỗ ngồi sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ ngồi gần sân đấu của bạn, tuy nhiên, ngay cả khi ngồi khá xa so với trận đấu, bạn vẫn sẽ cảm nhận được những chấn động lan tỏa xung quanh toàn bộ đấu trường khi hai người đàn ông to lớn lao vào vật nhau với tốc độ dữ dội tạo ra.
Để biết mọi thông tin mới nhất về sumo - bao gồm cách mua vé - hãy xem trên trang web của Hiệp hội Sumo Nhật Bản và trên trang web đặt vé chính thức.
Kendo - còn được gọi là môn đấu kiếm kiểu Nhật. Bắt nguồn từ kenjutsu hay còn gọi là kiếm thuật, đây là môn võ thuật quan trọng của samurai, các kiếm thủ sẽ mặc trang phục bảo hộ đặc biệt và tấn công vào đầu, ngực hoặc tay của đối thủ bằng kiếm tre. Hãy truy cập vào trang web chính thức của Liên đoàn Kendo Nhật Bản để biết thêm thông tin.
Là môn võ thuật nổi tiếng của Nhật Bản, judo vẫn luôn là một yếu tố quan trọng trong cơ cấu thể thao của đất nước và là trọng tâm chính cho nỗ lực tại Olympic của Nhật Bản. Nguyên tắc cơ bản của môn này là sử dụng các kỹ thuật tự vệ chống lại các đòn tấn công của đối thủ. Judoka sẽ đeo thắt lưng obi theo màu sắc thể hiện cấp bậc của mình - màu trắng cho người mới bắt đầu và màu đen cho người chuyên nghiệp. Hãy truy cập vào trang web của Liên đoàn Judo Nhật Bản để biết thêm thông tin.
Nguyên tắc cơ bản của Aikido là: Lấy nhu chế cương. Môn thể thao này luyện tập các chiêu thức với mục đích hoàn thiện chiêu thức nên không cần nhiều thể lực như Judo hoặc Karate. Dù xét trên khía cạnh rèn luyện tinh thần hay rèn luyện thể chất, Aikido là một môn thể thao tuyệt vời để luyện tập đấy. Tìm hiểu thêm thông tin ở đây .
Sân vận động Hanshin Koshien ở Hyogo
Bóng chày gần như giống với một tôn giáo ở Nhật Bản và người hâm mộ của mười hai đội bóng chày tương ứng là những người ủng hộ nhiệt thành. Trái ngược với khung cảnh tương đối thoải mái ở Hoa Kỳ, các trận bóng chày ở Nhật Bản lại giống như bản hòa âm của những bài hát với những điệu nhảy, mà trong đó, mỗi cầu thủ là một ca sĩ đang hát bài hát của riêng mình, cùng với tiếng nổ của pháo hoa và bóng bay đuôi dài.
Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup 2002 đã được tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm dấy lên niềm đam mê bóng đá cuồng nhiệt của người hâm mộ và niềm yêu thích này vẫn không ngừng phát triển và bùng nổ. Đó chính là sự cổ vũ nồng nhiệt cho các đội bóng địa phương cũng như các đội tuyển quốc gia - dành cho cả bóng đá nam và bóng đá nữ. Nếu có dịp đến đây vào mùa bóng đá, bạn hãy thử đến xem một trận bóng ở đây nhé. Tin tức mới nhất và lịch trình trận đấu sẽ được cập nhật tại đây .
Thông tin mới nhất có thể thay đổi, vì vậy vui lòng kiểm tra trang web chính thức
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Ministry of Culture, Sports and Tourism
/ˈmɪnəstri ʌv ˈkʌlʧər, spɔrts ænd ˈtʊˌrɪzəm/
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Mới được khai trương cách đây hơn 1 tháng, nhưng cụm sân Pickleball ở Khu đô thị Handico Vinh Tân (thành phố Vinh) đã thu hút hàng trăm lượt người đến tập luyện mỗi ngày. Đặc biệt, vào các khung giờ 5h - 7h, 17h - 20h, ở cụm sân này có từ 70 - 80 người, cả thi đấu và tham gia cổ vũ, tiếng bóng cùng tiếng cười nói rộn ràng cả một góc khu đô thị.
Theo chị Phạm Thị Hằng - chủ cụm sân này cho biết, vợ chồng chị đều đam mê thể thao, chồng chị từng chơi bóng bàn, còn chị từng qua môn cầu lông và quần vợt. Sau khi tình cờ tìm hiểu và cập nhật, nắm bắt thông tin từ Internet cùng các hội, nhóm thể thao trong nước và quốc tế, vợ chồng chị thấy môn Pickleball có nét tương đồng với quần vợt, song chi phí thấp hơn và rất dễ chơi, phù hợp mọi lứa tuổi. Từ đó, anh chị học hỏi cách chơi và mạnh dạn đầu tư sân bãi ở Khu đô thị Handico Vinh Tân.
Đến nay, dù mới đi vào hoạt động hơn 1 tháng rưỡi, nhưng tại cụm sân này đã có đến 8 câu lạc bộ thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu, mỗi câu lạc bộ có từ 10 - 15 hội viên. Thành phần hội viên của các câu lạc bộ rất đa dạng, đủ cả nam lẫn nữ, với nhiều ngành nghề, lứa tuổi khác nhau, trong đó người cao tuổi nhất là 65 tuổi, ít tuổi nhất là 7 tuổi.
Pickleball ra đời vào năm 1965 tại đảo Bainbridge, Washington (Mỹ). Hiện nay, bộ môn này trở nên cực kỳ phổ biến ở Mỹ. Tại Việt Nam, môn thể thao này du nhập vào từ năm 2018, phát triển mạnh trong vòng 1 năm qua, trở thành một “hiện tượng” và có độ phủ sóng nhanh, thu hút hàng nghìn người chơi.
Cũng theo chị Hằng, sở dĩ môn Pickleball tạo được sức hút mạnh mẽ trên toàn cầu, cũng như ở nước ta bởi đây là môn thể thao dễ chơi, dễ tiếp cận, bất cứ ai cũng đều chơi được. Không chỉ vậy, việc đầu tư sân bãi (có thể chơi trong nhà, ngoài trời), dụng cụ (vợt, lưới)… không quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện và nhu cầu của người chơi.
Một số đặc điểm của bộ môn Pickleball:
- Vợt Pickleball giống như vợt bóng bàn nhưng dạng hình chữ nhật, to hơn. Quả bóng được sử dụng trong môn thể thao này có chất liệu bằng nhựa, hình tròn, nhỏ hơn quả cầu mây.
- Cách chơi của Pickleball là sự kết hợp của 3 môn bóng bàn, cầu lông và quần vợt. Sân Pickleball thường được xây dựng ngoài trời, có chiều dài và chiều ngang như sân cầu lông nhưng lưới đặt sát mặt đất như sân quần vợt, vạch kẻ chia ô như cách chia ô của bàn bóng bàn và có thêm khu vực đặc biệt "kitchen" (nhà bếp) ở giữa hai bên phần sân. Đây là khu vực người chơi không được bước chân vào trước khi bóng chạm đất nảy lên, hoặc thực hiện các cú đánh trực tiếp.
- Luật đánh của Pickleball cũng có sự giao thoa giữa bóng bàn và quần vợt, có thể đánh bóng trực tiếp hoặc để bóng chạm đất rồi mới đánh. Pickleball có thể chơi nội dung đơn hoặc nội dung đôi, mỗi trận đấu kéo dài trong 3 set. Đội nào chạm mốc 11 điểm trước và có khoảng cách 2 điểm so với đối thủ thì sẽ giành chiến thắng. Nếu cả hai cùng bằng điểm nhau, hiệp đấu sẽ kéo dài cho đến khi số điểm giữa hai đội đạt khoảng cách 2 điểm.
Điểm thú vị nhất của bộ môn Pickleball là không cần vận động mạnh và nhiều như quần vợt hay cầu lông, cũng không quá khó thao tác như bóng bàn. Người chưa từng chơi môn thể thao nào cũng dễ dàng tập luyện vì không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật.
Pickleball không kén chọn giới tính, lứa tuổi, ngay cả người từng bị chấn thương nhẹ trong thể thao cũng có thể lựa chọn bộ môn này để thay thế. Quan trọng hơn, môn thể thao này giúp người chơi giải phóng năng lượng, giải tỏa tâm lý, tăng cường sức khỏe và đem lại niềm vui, sự thoải mái mỗi khi vào sân Pickleball.
Theo anh Nguyễn Trung Hải, trú ở phường Trung Đô (thành phố Vinh) - người thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu ở cụm sân Pickleball Handico Vinh Tân từ ngày cụm sân này đi vào khai trương đến nay, cho biết: “Trước đây, tôi cũng từng chơi các môn thể thao khác như bóng bàn, cầu lông nhưng từ khi có sân chơi Pickleball, gần như chiều nào tôi cũng dành thời gian tập luyện với môn này. Tôi thấy nó rất hấp dẫn và cuốn hút, rất dễ gây “nghiện”.
Còn chị Lê Thanh Tú, trú ở phường Vinh Tân (thành phố Vinh) chia sẻ: “Tôi chơi quần vợt được 3 năm nên khi chuyển sang Pickleball, tôi dễ dàng tiếp cận và tiếp thu rất nhanh các kỹ thuật đánh. Càng chơi thấy càng lôi cuốn vì không cần dùng quá nhiều lực, chỉ cần người chơi kiên nhẫn, khéo léo, dẻo dai”.