Người Giỏi Ngữ Văn Nhất Thế Giới

Người Giỏi Ngữ Văn Nhất Thế Giới

Năm ngoái, hơn 100 đoàn đại biểu và chính phủ nước ngoài đã thăm thủ đô Helsinki với hy vọng học được bí mật về sự thành công của các ngôi trường Phần Lan.

Năm ngoái, hơn 100 đoàn đại biểu và chính phủ nước ngoài đã thăm thủ đô Helsinki với hy vọng học được bí mật về sự thành công của các ngôi trường Phần Lan.

Những ngôn ngữ tốn 24 - 36 tuần

Trung bình mất khoảng 36 tuần để người Mỹ sử dụng thuần thục tiếng Đức - Ảnh: GETTY IMAGES

Kết quả, với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, các nhà ngoại giao Mỹ mất từ 24 - 30 tuần học để thành thạo. Thời gian tương đối nhanh là vì có khá nhiều sự giống nhau giữa tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Anh. Không ít từ vựng tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi tiếng Pháp, Tây Ban Nha và ngược lại.

Khó hơn một chút là tiếng Đức, mất khoảng 36 tuần. Tiếng Đức thường được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất đối với người nói tiếng Anh do ngữ pháp và cấu trúc câu phức tạp.

Cũng mất 36 tuần như tiếng Đức là tiếng Indonesia. Dù ngữ pháp đơn giản và không có cách chia động từ phức tạp, nhưng vấn đề lại nằm ở vốn từ vựng phong phú và sự đa dạng của các phương ngữ.

Indonesia là một quần đảo rộng lớn với hơn 700 ngôn ngữ được sử dụng trên khắp các hòn đảo. Mặc dù tiếng Bahasa Indonesia là ngôn ngữ chính thức nhưng mỗi vùng có thể có tiếng địa phương và tiếng lóng riêng.

Những ngôn ngữ tốn 44 - 88 tuần

Một số ngôn ngữ tốn hơn 44 tuần để dùng thành thạo bao gồm tiếng Hindi của Ấn Độ, tiếng Hy Lạp, tiếng Tagalog của Philippines. Sự phức tạp ở những ngôn ngữ này nằm ở ngữ pháp và hệ thống chữ viết khác biệt với tiếng Anh.

Chẳng hạn, tiếng Tagalog sử dụng các phụ tố động từ để diễn đạt các trạng thái khác nhau của cùng một hành động. Động từ "luto" (nấu ăn) có thể trở thành "niluluto" (đang được nấu), "lulutuin" (sẽ nấu) hoặc "pinaluto" (đã nấu cho ai đó).

Tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ khó học nhất với người Mỹ, mất tới 88 tuần để sử dụng thành thạo - Ảnh: GETTY IMAGES

Cuối cùng là nhóm các ngôn ngữ khó học nhất, mất đến 88 tuần để thuần thục. Trong nhóm này có tiếng Hoa, tiếng Hàn Quốc, tiếng Ả Rập.

Khó khăn nằm ở hệ thống chữ viết khác biệt với những người nói tiếng Anh, hệ thống từ vựng khổng lồ, đa dạng phương ngữ.

Điển hình, trong khi tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại (MSA) là ngôn ngữ viết và nói chính thức trên khắp thế giới Ả Rập, thì mỗi khu vực lại có các phương ngữ thông tục riêng và khác biệt đáng kể.

Một rắc rối khác là thanh điệu, nghĩa của một từ có thể thay đổi hoàn toàn dựa trên thanh điệu.

Ví dụ, cùng một âm "ma" nhưng với những thanh điệu khác nhau ("mā", "mǎ", "má") sẽ có nghĩa rất khác nhau, như "mẹ", "ngựa" hay "cây gai dầu". Nhiều người nói tiếng Anh cảm thấy vô cùng vất vả để nghe và phân biệt được các thanh điệu này.

Là Tiến sĩ ĐH Stanford, đồng thời, anh Nguyễn Chí Hiếu còn từng là Top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới (2006) đã có những chia sẻ về thành công và học tập vô cùng bất ngờ.

Ở cái tuổi 30, một cựu sinh viên tầm cỡ quốc tế có thể dùng vốn chữ để xưng bá tại những vị trí đáng thèm muốn. Đem vốn sống của mình đổi lấy những vốn sống khác một cách đầy đam mê như Nguyễn Chí Hiếu, tôi thấy chỉ có một. Cuộc nói chuyện đầy sức trẻ với anh, chính vì thế mà ẩn chứa vô vàn “ từ khóa” thú vị.

ProfileHọ và tên: Nguyễn Chí Hiếu

– Học bổng toàn phần A-level của trường Cambridge Tutors College (nước Anh) (2001)

- Sinh viên giỏi nhất nước Anh (2004)

- Học bổng toàn phần của Học viện Kinh Tế và Chính Trị London (LSE). Thủ khoa của khoa Kinh tế trong tất cả các năm học (khóa 2004-2007)

- Top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới (2006)

- Thủ khoa tốt nghiệp của toàn trường LSE. Sinh viên tốt nghiệp thủ khoa Kinh tế trong tất cả các trường đại học ở London năm 2007

- Học bổng nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại học Stanford (Mỹ). Học bổng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (khóa 2007-2012)

- Giải thưởng cho trợ giảng xuất sắc (5 lần)

- Giám đốc nhân sự học viện Yola (tháng 9/2012 – nay)

- Giám đốc phát triển sản phẩm tại học viện Yola (tháng 6/2013 – nay)

Chí Hiếu là người con của đất biển. Tuổi thơ của anh là chú bé loắt choắt, chạy nhảy không ngừng để rồi chết danh…con chí mén. Lắm lúc nhìn lại cuộc đời, anh thấy mình nhỏ bé và may mắn. Bạn thấy Chí Hiếu là một người trẻ 30 tuổi thành đạt, anh lại thấy bản thân luôn như cậu bé 17 tuổi chân ướt chân ráo sang Anh du học. Cậu bé ấy biết chùn bước, và phản xạ cơ thể nói cho cậu rằng: cậu biết sợ.

Trong nỗi sợ của bản thân, bạn sẽ làm gì? Hiếu Chí Mén chọn cách vừa học vừa đi làm thêm; hết đi giao lưu lại tìm tòi về một điểm hay của cậu bạn cùng lớp. Nếu dành thời gian để làm một điều có ích, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những trở ngại. Điều này Chí Hiếu biết, bạn cũng biết. Anh chỉ luôn tiên phong ứng dụng điều mình biết vào cuộc sống thôi.

Cựu sinh viên Top 100 Thế Giới, hóa ra cũng là người biết ghen tị. Thế nhưng, anh Hiếu không để cái ghen dừng lại ở sự ngưỡng mộ. Điểm nào hay, điểm nào tốt – Chí Hiếu luôn rút ra bài học cho mình với lời cảm ơn. Nếu biết thành công là của “người ta”, bạn sẽ bớt cho mình những sự so sánh. Thành công của bạn cần sự đầu tư, và chìa khóa của nó nằm ở thái độ. Sếp của bạn chưa chắc sẽ trân trọng bạn, những người dưới quyền bạn chưa chắc dở hơn bạn. Bạn sẽ để tài năng “của mình” sống trong môi trường “của người ta” như thế nào đây?

Chí Hiếu không có thần tượng, vì anh chưa dám cuồng một ai khi chưa biết rõ họ. Vì vậy, anh chọn cách thần tượng cuộc sống. Đối với anh, ai cũng có nét đẹp riêng, và mỗi người đi qua đời ta đều có điểm phải học hỏi.

Trước khi từ “phượt” du nhập vào từ điển của giới trẻ, anh Hiếu đã từng bôn ba trời Âu tại Hy Lạp vào năm 2003. Chẳng phải du lịch, cũng chẳng phải một phút nổi hứng; lần đấy anh “phượt” để… trốn nỗi buồn sách vở. Thế mà, một vài ngày tá túc ở khu Tây ba lô – vừa đi vừa trải nghiệm như bao người cho anh cái nhìn khác hẳn. Cuộc sống không ngừng chuyển động, hãy gác thất bại mà tiếp tục đi. Chí Hiếu của ngày hôm nay có dũng cảm để nhìn nhận thất bại một cách cởi mở không, chính là nhờ phần lớn vào kỳ đi “phượt” đầu đời ấy.

Anh chia sẻ rằng: Không phải cứ đến nơi khó đi mới là “phượt”. Bạn đi để bước ra khỏi vòng an toàn, bạn đi để cọ xát và làm dày vốn sống ; thì về Củ Chi cũng như ra thăm Hà Nội. Vì đối với anh, “du lịch” khác “phượt” ở thái độ.

Khi nhận lời cộng tác với một trung tâm Anh ngữ tại TP.HCM, Chí Hiếu cũng không ngỡ rằng đây là duyên phận. Chỉ biết rằng, khi anh nhận được lời cám ơn của lứa học sinh đầu tiên sau 2 năm, hai chữ “dạy học” trong anh đã biến từ thuyết giảng thành chia sẻ. Anh ví von rằng: sau khi uống nước bạn chỉ hết khát, ăn một bữa cơm xong bạn không thấy đói nữa. Nhưng khi bạn đợi sự chia sẻ của bạn có kết quả đến cùng, bạn sẽ thấy hạnh phúc gấp bội. Kết quả lâu tới có làm bạn chùn bước không, với anh Hiếu thì chắc chắn là có. Vì nếu anh biết rằng mình sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chút thời gian đó nào có xá gì.

Mọi người nghĩ Nguyễn Chí Hiếu là cái tên truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, nhưng bản thân anh luôn học được rất nhiều từ các bạn. Anh tâm sự: Ở thế hệ của anh, thành công là công việc, chức vụ, có một căn nhà và gia đình hạnh phúc. Khi biết các bạn trẻ luôn chủ động tìm kiếm giá trị và ý nghĩa trong công việc mình theo đuổi, anh học được rất nhiều điều.

Nếu muốn biết mình có là người trẻ năng động, anh Hiếu gợi ý cho bạn công thức “Thực tế + Đam mê + Thái độ”. Một công việc có thể nuôi sống bạn sẽ củng cố đam mê bạn vốn có, từ đó bạn sẽ có gan để học được tất cả về công việc, dù là giữa thất bại hay trong thành công. Hiện anh Hiếu đang là 1 trong 50 gương mặt Đại sứ trẻ Việt Nam cho tổ chức AIESEC 2015.

Nói về thành công bền vững, anh Hiếu muốn gửi gắm cho các bạn trẻ rằng: Everything happens for a reason. Dịch theo nghĩa của anh, nó có nghĩa là: Bạn là lý do cho thành công của bạn. Chuyện gì đến cũng sẽ phải đến. Bạn có mạnh mẽ đứng dậy và bước một bước vững chắc hơn, bạn có muốn kết quả xảy ra theo đúng ý bạn không; lý do của bạn sẽ trả lời. Tìm được câu trả lời cho thành công bền vững, đôi khi chỉ là tìm được lý do để bạn trung thành với lý tưởng bạn theo đến hết con đường.