Trong cuộc sống hiện đại, việc có được tự do tài chính và độc lập tài chính đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của đa số mọi người. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, mỗi người cần phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính một cách thông thạo, đồng thời cũng cần có ý chí và sự kiên nhẫn để đi đến mục tiêu của mình.
Trong cuộc sống hiện đại, việc có được tự do tài chính và độc lập tài chính đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của đa số mọi người. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, mỗi người cần phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính một cách thông thạo, đồng thời cũng cần có ý chí và sự kiên nhẫn để đi đến mục tiêu của mình.
Độc lập về tài chính là một trạng thái mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, để đạt được trạng thái này, bạn cần phải có kế hoạch tài chính và thực hiện những cách sau đây:
Bạn không thể tin tưởng ai khác ngoài chính bản thân mình khi quyết định liên quan đến tiền của mình.Học cách chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được để có được sự an tâm. Nên tập trung vào các khoản chi tiêu thiết yếu và giảm thiểu các khoản chi tiêu không cần thiết.
Không nên tự huyễn hoặc bản thân khi nghĩ rằng cần mua những thứ tùy ý khi thu nhập trên 100.000 đô la. Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm và đầu tư để tăng thu nhập.
Khi lập dự báo tài chính, nên tạo ra ba kịch bản để xem mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong trường hợp khác nhau. Điều này giúp bạn có được kế hoạch dự phòng và đối phó với các tình huống khó khăn.
Cách duy nhất để đạt được độc lập tài chính là có nhiều nguồn thu nhập đủ để chi trả cho phong cách sống mà bạn muốn. Hãy xây dựng các nguồn thu nhập khác nhau để đảm bảo sự đa dạng trong thu nhập của bạn.
Độc lập tài chính là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Nó được hiểu đơn giản là khả năng chi trả cho mọi khoản chi tiêu của mình.
Để đạt được độc lập tài chính, bạn cần phải xây dựng nhiều nguồn thu nhập khác nhau, từ các nguồn thu nhập chính đến các thu nhập thụ động. Nguồn thu nhập chính là nguồn thu nhập được tạo ra từ công việc chính hoặc doanh nghiệp của bạn. Nó có thể bao gồm lương, tiền thưởng, hoa hồng, thù lao, hoặc bất kỳ khoản thu nhập nào từ công việc mà bạn đang làm.
Ngoài ra, bạn còn cần có các nguồn thu nhập thụ động, như tiền lãi từ tài khoản tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản, hoặc doanh thu từ các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tổng hợp các nguồn thu nhập này sẽ giúp bạn trang trải mọi khoản phí cho cuộc sống hiện tại của mình.
Bạn cần phải xây dựng nhiều nguồn thu nhập khác nhau
Tuy nhiên, để được coi là độc lập tài chính, bạn cần có đủ tiền để chi tiêu cho những khoản bổ sung nhỏ ngoài những điều cơ bản mà bạn hiện đang hưởng, và có khả năng đi du lịch gia đình vào những dịp trong năm. Điều này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch tài chính thông minh và thực hiện nó đều đặn trong một thời gian dài để tích lũy được tiền đủ để đạt được mục tiêu độc lập tài chính. Tự do tài chính và độc lập tài chính là hai khái niệm mà mọi người vẫn hay nhầm lẫn, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tự do tài chính là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Nó được hiểu là khả năng tài chính của bạn đủ để thực hiện được lối sống mơ ước của mình mà không phải dựa vào nguồn thu nhập từ công việc chính hoặc doanh nghiệp của mình. Thu nhập thụ động từ đầu tư hoặc cho thuê sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này.
Thu nhập thụ động là thu nhập được tạo ra từ các nguồn đầu tư như chứng khoán, bất động sản, hoặc doanh nghiệp khác. Nó giúp bạn có một nguồn tiền ổn định mà không phải lo lắng khi làm bất kỳ điều gì mình muốn. Với sự tự do tài chính, bạn có thể bay đi bất cứ đâu và ở bất kỳ căn hộ nào bạn muốn, mà không phải lo lắng về chi phí hoặc khó khăn về tài chính.
Bạn cần phải có một kế hoạch tài chính chặt chẽ
Khi bạn có đủ tài chính để làm mọi thứ mình muốn mà không cần lo lắng về tài chính, bạn sẽ đạt được tự do tài chính thực sự. Tuy nhiên, để đạt được tự do tài chính, bạn cần phải có một kế hoạch tài chính chặt chẽ và thực hiện nó đều đặn trong một thời gian dài. Việc tích lũy các nguồn thu nhập thụ động sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này và thực hiện lối sống mơ ước của mình.
Sau khi đã đạt được độc lập về tài chính, bạn có thể tiến tới trạng thái tự do về tài chính trong thời gian nhanh nhất là 5 năm. Để đạt được trạng thái này, bạn cần tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1: Tính toán chi phí của bạn mỗi năm bằng cách xác định số tiền chi tiêu trung bình hàng tháng và nhân với 12 tháng.
Bước 2: Tính số tiền bạn cần tiết kiệm trong vòng 5 năm bằng cách tính toán tổng chi phí trung bình hàng năm và chia cho tỷ lệ lợi nhuận mà bạn có thể thu được từ đầu tư tiết kiệm.
Bước 3: Tính lãi suất tiết kiệm hàng năm của bạn để tính toán số tiền cần tiết kiệm mỗi năm, sử dụng các công cụ tài chính để giúp tính toán.
Ngoài ra, để đạt được trạng thái tự do về tài chính trong thời gian nhanh nhất, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Đầu tư giúp bạn nhanh chóng đạt tự do tài chính
Tự do tài chính và độc lập tài chính là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính cá nhân, tuy nhiên chúng có những sự khác biệt.
Độc lập tài chính là trạng thái mà bạn có thể tự làm chủ nguồn thu nhập của mình mà không phải phụ thuộc vào công việc hoặc người khác. Để đạt được độc lập tài chính, bạn cần phải có khả năng thanh toán các khoản chi tiêu trong sinh hoạt và tránh rơi vào tình trạng nợ xấu. Trạng thái độc lập tài chính giúp bạn có sự an tâm hơn trong việc quản lý tài chính và làm chủ cuộc sống của mình.
Tự do tài chính là trạng thái cao hơn so với độc lập tài chính, với thu nhập chủ yếu đến từ các nguồn thu nhập khác và không cần phải làm việc nữa. Trong trạng thái tự do tài chính, bạn không còn lo lắng về các khoản chi tiêu trong sinh hoạt, có tiền tiết kiệm để đề phòng các sự cố, có thể tái đầu tư và tiết kiệm để tăng thu nhập. Khi đạt được trạng thái tự do tài chính, bạn có thể nghỉ hưu sớm và không bị trói buộc bởi bất kỳ điều gì.
Sự khác nhau tự do tài chính và độc lập tài chính
Vì vậy, sự khác biệt giữa tự do tài chính và độc lập tài chính là ở mức độ độc lập của thu nhập. Độc lập tài chính cho phép bạn tự quản lý thu nhập của mình mà không phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ bên ngoài, trong khi tự do tài chính cho phép bạn có thu nhập đến từ các nguồn khác nhau mà không cần phải làm việc nữa và đạt được mức độ tự do tài chính cao hơn.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS, thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho hay, nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, trước hết chúng ta cần nói đến vai trò của họ trong gia đình.
Với vai trò làm vợ, người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn đầy ấm áp, yêu thương là gia đình trong đó có người vợ luôn hiểu rõ, đồng cảm với chồng trong tư tưởng và cuộc sống tinh thần. Người vợ vừa là bạn đồng hành của người chồng trên đường đời, vừa là hậu phương vững chắc đem đến sự thành đạt của người chồng.
Với vai trò làm mẹ, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái. Người phụ nữ là người luôn hết lòng vì con cái và thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo; luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời, là chỗ dựa về tâm lý và tinh thần cho con trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng, bởi họ rất hiểu biết, được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng… Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, cho nên việc họ có vai trò quan trọng hơn trong xã hội là điều dễ hiểu.
"Sau này, với sự phát triển của công nghệ, thì khoảng cách giữa phụ nữ với nam giới càng gần nhau hơn, bởi những gì thuộc về cơ bắp và sức mạnh thì máy móc đã dần thay thế, cho nên phụ nữ có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ không khác gì những đấng mày râu", TS. Khuất Thu Hồng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy, trọng trách đặt lên vai người phụ nữ là rất nặng nề. Ngoài việc nước, họ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
"Chúng ta nhìn ra các nước phát triển thì thấy hiện nay nhiều vấn đề xã hội, như chăm sóc trẻ em chẳng hạn, đang bị khủng hoảng. Muốn tránh được khủng hoảng như vậy thì vai trò của phụ nữ phải được củng cố theo cách là nhà nước, xã hội tạo điều kiện cho họ phát triển, hỗ trợ để họ có thể làm tốt không chỉ về sản xuất, kinh tế mà cả vấn đề tái sản xuất, tức là sinh đẻ và chăm sóc thế hệ tương lai", TS. Khuất Thu Hồng nói.
Già hóa dân số, tốc độ phát triển dân số chậm, trẻ con ngày càng ít hơn, gia đình tan vỡ… là những khủng hoảng của xã hội hiện đại và cũng là bài học mà nhiều nước phát triển đã phải "trả giá" cho việc họ không quan tâm đến sự phát triển phụ nữ, không quan tâm hỗ trợ phụ nữ. Việt Nam chúng ta cần tránh những thất bại mà các nước phát triển đã và đang phải đối mặt.
Theo TS. Khuất Thu Hồng, một trong những giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới phát triển, hoặc không bị những rào cản... thì phải xóa bỏ những định kiến về giới, những quan niệm sai lầm về phụ nữ và nam giới. Thay đổi nhận thức của mọi người là khó nhất. Nhưng chúng ta cần phải tập trung và phải làm được.
Để phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong cuộc sống, TS. Khuất Thu Hồng cho rằng, trước tiên người phụ nữ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa - luôn cho rằng mình là phái yếu không thể gánh vác các công việc của gia đình, xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần cải thiện khung pháp lý; các cơ quan, chính quyền địa phương làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới, làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới…
Còn GS.TS. Lê Thị Quý, chuyên gia về bình đẳng giới cho rằng, để thúc đẩy vai trò của phụ nữ, đặc biệt trong xã hội hiện đại, trước hết cần rà soát lại các chính sách về phụ nữ. Hiện nay, các chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam được đánh giá là tiến bộ, văn minh, nhân văn… Tuy nhiên, từ chính sách đến việc thực hiện còn một quãng rất xa, bởi nhiều người vẫn chưa nắm rõ cũng như nhận thức đúng về các chính sách này.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy vai trò của phụ nữ, cần nâng cao địa vị của họ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi kinh tế có sự ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái.
"Chúng ta cần có chính sách đặc thù đối với phụ nữ. Nhưng muốn thế cần phải hiểu sâu sắc vấn đề về giới, từ việc mang thai, sinh đẻ, nuôi con, làm tròn trách nhiệm trong gia đình và xã hội...", GS. Lê Thị Quý nói.
Ngoài chính sách đặc thù cho phụ nữ, chúng ta cũng cần tuyên truyền để nam giới hiểu và sẵn sàng, tự nguyện chia sẻ trách nhiệm, gánh vác công việc, việc nhà với phụ nữ với tâm thế là trách nhiệm của cả hai bên, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Đây không chỉ là sự bình đẳng mà còn là sự công bằng. Như vậy, người phụ nữ mới có thời gian để nghỉ ngơi và làm việc tốt hơn.
Các chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới; chú trọng đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường để giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vần đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản, có hệ thống…
Ở Việt Nam, với truyền thống yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, phụ nữ đã đóng vai trò hết sức to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là động lực quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Phụ nữ ta chẳng tầm thường/Đánh Đông, dẹp Bắc, làm gương để đời"; "Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ", do vậy, theo Người "nam nữ phải bình quyền" không chỉ thể hiện trong quan điểm, đường lối, chính sách luật pháp, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế.
1. Thấm nhuần và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định khẳng định và bảo vệ quyền của phụ nữ.
Cách mạng tháng Tám thành công, vấn đề phụ nữ và quyền phụ nữ đã được bàn thảo ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945) (1). Từ đó đến nay, vấn đề phụ nữ, quyền phụ nữ luôn được quan tâm và được luật hóa ngày càng đầy đủ.
Hiến pháp năm 1946 đã đề cập: "…Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam" và, "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Tinh thần này tiếp tục được ghi nhận và bổ sung rõ hơn trong những bản Hiến pháp năm 1959 (Điều 24); Hiến pháp năm 1980 (Điều 59); Hiến pháp năm 1992 (Điều 63), nhất là Hiến pháp năm 2013 (từ Điều 14 đến Điều 49).
Cụ thể hóa các điều khoản trong Hiến pháp, đến nay, Việt Nam đã có nhiều bộ luật bảo vệ quyền phụ nữ: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Lao động, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội…
Để phù hợp với các công ước quốc tế và tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW),
Tuyên bố Thiên niên kỷ và các chiến lược, kế hoạch hành động của Liên hợp quốc, ASEAN; ban hành các Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và giai đoạn 2021-2030.
Các văn bản luật, chính sách, nghị quyết… nêu trên đều khẳng định với tư cách công dân, phụ nữ có quyền bình đẳng (quyền chính trị, quyền dân sự, quyền về kinh tế, lao động và việc làm; quyền về văn hóa, giáo dục; quyền liên quan đến tố tụng, tư pháp…).
Với tư cách là người mẹ, người vợ, phụ nữ có quyền ưu tiên được tạo điều kiện để phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội (được bảo hộ hôn nhân và gia đình, quyền lợi của người mẹ và trẻ em; được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hóa gia đình); loại trừ tất cả các hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ về mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
2. Trên cơ sở các quy định của luật pháp, vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ngày càng được nâng lên, có nhiều cơ hội đóng góp cho gia đình, xã hội. Phụ nữ Việt Nam đang tỏ rõ vai trò quan trọng đặc biệt của mình.
Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, lãnh đạo cấp cao: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; hiện có 5 Bí thư Tỉnh ủy là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV đạt 30,26%, đứng vị trí thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở châu Á.
Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế ngày càng nhiều. Đội ngũ nữ doanh nhân chiếm 26,5% tổng số doanh nghiệp. Nhiều phụ nữ đã được Nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý như giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo/thầy thuốc/nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo/thầy thuốc/nghệ sĩ ưu tú (2)…
Dù trong hoàn cảnh nào, phụ nữ luôn là người mẹ hiền, vợ thảo, là điểm tựa tinh thần, gắn kết yêu thương và chia sẻ trách nhiệm chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước cả trong luật pháp cũng như trên thực tế để phụ nữ ngày càng được bình đẳng với nam giới, được tỏa sáng trong gia đình và ngoài xã hội, là lực lượng quan trọng phát triển đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, trong xây dựng, nhất là trong triển khai luật về quyền của phụ nữ vào thực tiễn đang còn những hạn chế, bất cập. Vẫn còn tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong một số điều khoản về quyền phụ nữ ở một số bộ luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chưa kịp thời; một số chính sách, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không đồng bộ, gây bất lợi cho phụ nữ; một số quy định còn mang tính định tính, khó định lượng; điều kiện (tài chính, con người, dữ liệu…), cơ chế (thưởng, phạt…) bảo đảm thực hiện quyền của phụ nữ còn hạn hẹp...
Những bất cập nêu trên đang tạo ra "độ vênh" không nhỏ giữa luật pháp, chính sách và thực tiễn thực hiện quyền của phụ nữ, là rào cản lớn ảnh hưởng tới tính nhân văn, tốt đẹp trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về "nam nữ bình quyền", hạn chế sự đóng góp, phát triển của 50% dân số cả nước… rất cần có những giải pháp khắc phục.
Đây là trách nhiệm trước hết của các cơ quan Nhà nước (từ xây dựng chính sách, luật pháp đến triển khai vào thực tiễn) (3); là sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, người dân (giám sát, phản biện việc xây dựng, ban hành cũng như thực hiện chính sách, luật pháp), trong đó sự tham gia tích cực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các nhà khoa học nữ trên các lĩnh vực và bản thân mỗi người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng.
(1) Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó "phải có một hiến pháp dân chủ". Người đề nghị Chính phủ "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống.
(2) Dẫn theo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII. H.3/2022
(3) Tại Hội nghị đối thoại với phụ nữ Việt Nam (15-10-2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát lại toàn bộ chính sách về bình đẳng giới, chính sách đối với phụ nữ để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, trong đó lưu ý chính sách đặc thù dành riêng cho phụ nữ trên nhiều lĩnh vực. Nguồn: https://baochinhphu.vn/thu-tuong-nghien-cuu-cac-chinh-sach-dac-thu-danh-rieng-cho-phu-nu-102221015132816564.htm, ngày 15-10-2022.