Xp 2,3.3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
Xp 2,3.3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
Phụng Vụ Hàng Tháng 1,216 lượt xem
Đôi Mắt Tâm Hồn “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”. (Mc 10, 46-52) Lạy Chúa! Chúa cho con đôi mắt thật tuyệt vời, nhiều khi đôi mắt nói thay lời, diễn tả tâm tư tình cảm ở mọi nơi, sáng lên khuôn mặt vẻ rạng ngời. Đôi mắt như cửa sổ của tâm hồn, là trái tim thứ hai …
Thông qua những cơ chế đặc thù từ Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, TP Cần Thơ đã và đang phát huy những tiềm năng, lợi thế theo từng lĩnh vực của mình để tăng tốc và bứt phá, hướng tới đô thị hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo lộ trình đã đề ra. Song trước tiên Cần Thơ đang tập trung “gỡ nghẽn” để phát triển thành trung tâm logistics của vùng ĐBSCL. Xoay quanh nội dung này, Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết thực trạng về hạ tầng logistics của TP Cần Thơ?
Đồng chí Trần Việt Trường: Năm 2023 dù bị tác động bởi nhiều khó khăn trong và ngoài nước nhưng tình hình kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ vẫn ổn định và phát triển, khẳng định chính sách quản lý và điều hành của lãnh đạo địa phương cùng các sở, ban ngành đã từng bước phát huy hiệu quả. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP giai đoạn 2020-2023 đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ (tăng 5,57%), hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt yêu cầu, các chỉ số về cạnh tranh, cải cách hành chính và chuyển đổi số có sự chuyển biến tích cực.
Các ngành dịch vụ mang lợi thế của thành phố như ngành thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, logistics đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và vùng kinh tế ĐBSCL nói chung. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên thành phố đạt từ 10-15%/năm, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua thành phố tăng, từ đó, doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đều tăng so cùng kỳ năm trước, hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp và xây dựng từng bước đồng bộ, phù hợp xu hướng phát triển vận tải trên địa bàn cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động logistics tại TP Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL nói chung mới trong giai đoạn đầu phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ, hiện đại. Một số dự án hạ tầng giao thông quan trọng vẫn chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Điển hình, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vận quốc tế.
Hiện nay, vẫn còn các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang và các tuyến đường tỉnh, đường trục chính đô thị quan trọng đang được triển khai đầu tư xây dựng; phần lớn các cảng, bến thủy nội địa có quy mô vừa và nhỏ; cụm cảng biển Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả; chưa xây dựng được trung tâm logistics cảng biển, hàng không cấp vùng.
Đồng thời, tỉ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến nay chỉ đạt khoảng 1% nhu cầu đi lại của người dân; ùn tắc giao thông chưa được khắc phục tại một số trục đường chính và các nút giao thông trọng điểm.
Đặc biệt, việc kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối TP Cần Thơ với vùng và quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các quốc gia khác).
PV: Thành phố Cần Thơ có kế hoạch, đề án gì để xây dựng thành trung tâm logistics vùng, thưa đồng chí?
Đồng chí Trần Việt Trường: Được sự quan tâm của Trung ương, hệ thống giao thông kết nối đang được đầu tư đồng bộ hơn. Thành phố đang kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng, trung tâm logistics, góp phần đưa TP Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế vùng, là một mắt xích quan trọng trung chuyển hàng hóa của khu vực, kết nối với vùng Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác cũng như xuất nhập khẩu ra nước ngoài.
Hiện TP Cần Thơ đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết các khó khăn về hoạt động logistics. Đặc biệt, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, là cơ sở để TP Cần Thơ phát huy vai trò trung tâm, động lực phát triển vùng ĐBSCL, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.
Về quy hoạch, xác định TP Cần Thơ có ít nhất 3 khu vực phát triển logistics phục vụ chung cho vùng ĐBSCL, gồm: Trung tâm logistics hạng II gắn với Cảng Cái Cui; Cụm cảng và logistics hậu cảng, khu công nghiệp Thốt Nốt; Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không kết nối với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.
Đặc biệt, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Cụ thể, nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cần Thơ. Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác các trục đường bộ cao tốc qua địa bàn TP Cần Thơ. Tất cả các tuyến đường thủy nội địa cấp quốc gia và cấp thành phố được bảo trì nạo vét luồng thường xuyên, cắm mốc hành lang bảo vệ luồng.
Xây dựng khu bến Cảng Cần Thơ trở thành cảng tổng hợp quốc gia đầu mối của khu vực (loại I) để từng bước triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL (nhóm 6).
Hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ để thực hiện các bước tiếp theo triển khai đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, triển khai xây dựng một số bến khách, đỗ bãi xe; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS).
Hiện TP Cần Thơ đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, quy mô khoảng 250ha. Thống nhất chủ trương xã hội hóa nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ. Sau khi được khơi thông, tổng lượng hàng hóa tổng hợp sẽ đạt 20 - 21 triệu tấn/năm và 400 - 500 nghìn container/năm.
PV: Được biết Cần Thơ đang đặt ra cho mình một số nhiệm vụ cơ bản để phát huy hơn nữa lợi thế, nâng cao vai trò dịch vụ logistics trong cơ cấu kinh tế. Đồng chí có thể cho biết cụ thể hơn về điều này?
Đồng chí Trần Việt Trường: Hiện thành phố đang đề ra 5 mục tiêu để phát triển logistics:
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong tất cả các ngành lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực logistics, hải quan.
Hai là, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch tích hợp kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, gắn với quy hoạch phát triển đô thị trên cơ sở phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế không chỉ của thành phố mà của cả vùng ĐBSCL.
Ba là, quy hoạch xây dựng các khu logistics tập trung có quy mô lớn gắn với khu công nghiệp, cảng biển, sân bay quốc tế Cần Thơ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, trọng tâm là dự án Trung tâm Logistics hạng II gắn với cảng Cái Cui, Trung tâm Logistics hàng không gắn với sân bay Quốc tế Cần Thơ và Cụm cảng, logistics hậu cần cảng Thốt Nốt nhằm hỗ trợ cho các cụm công nghiệp Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn sẽ được đầu tư phát triển trong thời gian tới. Triển khai thực hiện dự án xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ và dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An để tàu trọng tải 10.000-20.000 tấn vào cảng Cần Thơ theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội.
Bốn là, tập trung phối hợp thực hiện hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có tính liên kết vùng như: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Bắc Nam từ Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ, đường Vành đai phía Tây TP Cần Thơ. Phối hợp nâng cấp hạ tầng cảng hàng không, sân bay và xây dựng các công trình thiết yếu cảng hàng không theo quy hoạch, khuyến khích các hãng tàu bay mở thêm nhiều đường bay mới, nội địa và quốc tế. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất Trung ương đầu tư sớm tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đến năm 2030.
Năm là, đẩy mạnh đào tạo nhân lực về logistics và hậu cần logistics.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Thánh Giáo Hoàng Piô V đã thiết lập ngày lễ này vào năm 1573. Mục đích là để cảm tạ Thiên Chúa vì người Kitô chiến thắng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Lepanto - là một chiến thắng nhờ bởi việc lần chuỗi mai khôi. Vào năm 1716, Ðức Clement XI đã nới rộng ngày lễ này cho toàn thể Giáo Hội.
Sự hình thành chuỗi mai khôi có một lịch sử lâu dài. Ðầu tiên, người ta đọc 150 kinh Lạy Cha để phỏng theo 150 Thánh Vịnh. Sau đó người ta thêm vào tập tục đọc 150 kinh Kính Mừng. Và sau cùng các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu đã được thêm vào trước mỗi kinh Kính Mừng. Mặc dù sự kiện Ðức Maria ban chuỗi mai khôi cho Thánh Ða Minh được coi là không có trong lịch sử, việc phát triển hình thức cầu nguyện này là nhờ những người theo Thánh Ða Minh. Một trong những người đó là Chân Phước Alan de la Roche, thường được gọi là "tông đồ mai khôi." Ngài thành lập hội Ái Hữu Mai Khôi đầu tiên trong thế kỷ 15. Vào thế kỷ 16, cách lần chuỗi mai khôi được phát triển như hình thức bây giờ -- gồm 15 mầu nhiệm vui, thương và mừng.
Lần chuỗi mai khôi là để giúp chúng ta suy tư về các mầu nhiệm cứu chuộc. Ðức Piô XII gọi đó là bản tóm lược phúc âm. Ðích điểm nhắm đến là Chúa Giêsu -- sự sinh hạ, cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Người. Kinh Lạy Cha nhắc nhở chúng ta rằng Cha của Ðức Giêsu là người khởi xướng sự cứu chuộc. Kinh Kính Mừng nhắc nhở chúng ta hãy cùng với Mẹ Maria suy niệm về những mầu nhiệm này. Các mầu nhiệm đó cũng giúp chúng ta ý thức rằng Mẹ Maria đã và đang kết hợp mật thiết với Con của ngài trong tất cả những mầu nhiệm khi Chúa Giêsu ở trần gian cũng như ở trên thiên đàng. Kinh Sáng Danh nhắc nhở chúng ta rằng mục đích của mọi sự sống là để vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chuỗi Mai Khôi được nhiều người ưa chuộng vì nó đơn giản. Việc lập đi lập lại những câu kinh quen thuộc tạo nên bầu khí thuận tiện cho việc suy niệm những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta cảm thấy như Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở với chúng ta trong các niềm vui cũng như sự đau khổ của đời sống. Chúng ta hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta được chia sẻ sự vinh quang của Chúa Giêsu và Mẹ Maria nơi thiên đàng.
"[Chuỗi mai khôi] đưa ra những mầu nhiệm của Ðức Kitô trong một phương cách độc đáo mà Thánh Phao-lô đã diễn tả trong Thư gửi tín hữu Philípphê -- tự hạ mình, chịu chết và được siêu tôn (2:6-11)... Tự bản chất, việc lần chuỗi mai khôi đòi hỏi sự nhịp nhàng và đều đặn, giúp người tín hữu suy niệm về những mầu nhiệm cuộc đời của Ðức Kitô để gắn bó với Người như tâm hồn của Ðức Maria, là người gần với Ðức Kitô hơn ai hết" (Ðức Phao-lô VI, Việc Sùng Kính Ðức Trinh Nữ Maria, 45, 47).
(*) Theo linh mục Trần Văn Kiệm, chữ Rosary được dịch là Mai Khôi thì đúng nhất, vì chữ Mai có nghĩa hoa hồng và chữ Khôi có nghĩa ngọc đẹp. Những chữ Mân Côi và Văn Côi không được xác thực.