Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Có Bao Nhiêu Đoàn Khoa Học

Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Có Bao Nhiêu Đoàn Khoa Học

KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LUẬT SƯ VIỆT NAM: NÂNG CAO VỊ THẾ ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LUẬT SƯ VIỆT NAM: NÂNG CAO VỊ THẾ ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục

Sứ mệnh: Thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thông qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật.

Tầm nhìn: Đến năm 2035, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM trở thành:

Giá trị cốt lõi: Thống nhất – Vượt trội – Tiên phong

Triết lý giáo dục: Kiến tạo tri thức, khơi nguồn sáng tạo

- Phó Hiệu trưởng (2010 - 2011)

- Trưởng Khoa Luật (2010 - 2019)

Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 25 thành viên, bao gồm lãnh đạo, giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp đến từ các phòng, ban, viện trực thuộc, chuyên gia quốc tế, đại diện lãnh đạo cấp ĐHQG, cấp Trung ương và đại diện doanh nghiệp, đối tác hợp tác. Chủ tịch Hội đồng trường hiện tại là PGS. TS Lê Tuấn Lộc[14].

Trường hiện có 9 Khoa trực thuộc, phụ trách quản lý chương trình và trực tiếp thực hiện công tác đào tạo sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các bậc học:

Ngoài 9 khoa kể tên, UEL có 2 đơn vị chuyên trách các chương trình đào tạo đặc biệt bao gồm Viện Quốc tế (iUEL) và Viện Đào tạo Ngoại ngữ (IFL) đều được thành lập vào năm 2022. Viện Quốc tế iUEL được thành lập trên cơ sở tách Trung tâm đào tạo quốc tế thuộc phòng Hợp tác - Phát triển thành đơn vị độc lập, phụ trách các chương trình đào tạo liên kết quốc tế với các đối tác từ Pháp và Anh Quốc. Viện Đào tạo Ngoại ngữ (IFL) là đơn vị phụ trách các chương trình đào tạo ngoại ngữ, tổ chức sát hạch và đảm bảo chất lượng trình độ ngoại ngữ đầu vào cho sinh viên UEL chính quy, được thành lập trên cơ sở tái cơ cấu và nâng cấp từ Trung tâm Đào tạo Ngoại ngữ - Tin học (CIFL).

Tính đến năm 2023, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM có 14 ngành đào tạo hệ đại học chính quy, trong đó có 21 chương trình đào tạo bằng tiếng Việt và 7 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh; có 9 chương trình đào tạo thạc sĩ và 6 chương trình đào tạo tiến sĩ. Đối với hệ liên kết quốc tế, nhà trường có 3 chương trình đào tạo cử nhân và 4 chương trình đào tạo thạc sĩ.

Chi tiết về các ngành/chuyên ngành đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ

Chi tiết về các ngành đào tạo cử nhân, thạc sĩ liên kết quốc tế

·       Tòa nhà B1: Tòa nhà học tập

·       Tòa nhà B2: Tòa nhà Thư viện và Văn phòng các Khoa/Bộ môn

·       Vườn tượng danh nhân

·       Khu vực cảnh quan Hồ Kim cương

·       Khu tập luyện thể dục thể thao

Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM là đơn vị có hoạt động sinh viên sôi nổi trong khối ĐHQG-HCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Bên cạnh Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên, Trường còn có hơn 30 câu lạc bộ, đội nhóm phụ trách các hoạt động chăm sóc tinh thần và rèn luyện kỹ năng cho đoàn viên thanh niên, sinh viên của Trường. Một số sự kiện, hoạt động sinh viên nổi bật của UEL:

University of Health Sciences, Viet Nam National University Ho Chi Minh City

Trường Đại học Khoa học Sức khỏe (tiếng Anh: University of Health Sciences, Viet Nam National University, Ho Chi Minh City, Tên viết tắt: UHS) là một cơ sở đào tạo đại học và sau đại học khối ngành khoa học sức khỏe và là trường đại học thành viên thứ 8 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, định hướng phát triển theo mô hình trường học, bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Tiền thân của trường là Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM

Ngày 23 tháng 6 năm 2009, Khoa Y thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập. Trong những năm đầu, Đại học có sẵn cơ sở phòng ốc tại Tòa nhà Điều hành (cả tầng 6, 7 và một phần tầng 5, tầng hầm) để bố trí ngay phòng giảng dạy, thực hành và khối hành chính văn phòng cho khoa.

Từ năm 2010, khoa bắt đầu tuyển sinh và tổ chức đào tạo chương trình y đa khoa tích hợp lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Năm 2016, khoa bắt đầu tuyển sinh ngành Dược học. Năm sau đó khoa tuyển sinh chương trình Y đa khoa chất lượng cao.

Năm 2019, khoa chính thức tuyển sinh ngành Răng-Hàm-Mặt.[1]

Ngày 4 tháng 7 năm 2020, Hội đồng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã họp kỳ thứ 10 khóa IV tại Bình Thuận. Trong kỳ họp này, Hội đồng nhất trí xin chủ trương phát triển Khoa Y thành Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Ngày 23 tháng 9 năm 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[3][4][5]

Ngày 3 tháng 6 năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 472/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ trên cơ sở Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Sau 8 tháng khởi công từ ngày 25 tháng 6 năm 2020, sáng ngày 5 tháng 2 năm 2021 tại Khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Dự án Xây dựng và Khoa Y tổ chức Lễ khánh thành Khối nhà Y.A1 thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu giai đoạn 1 Khoa Y thuộc Đại học.

Ngày 14 tháng 2 năm 2023, lễ bàn giao và tiếp nhận "Thiết bị giảng dạy Răng Hàm Mặt – Mô hình thực tập và ghế máy nha khoa" của Khoa Y ĐHQG-HCM và liên danh nhà thầu Công Ty Tân Long – Công Ty Vạn Phát.[12][13]

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: VNUHCM-University of Science – VNUHCM-US hoặc HCMUS) là trường đại học đầu ngành về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học công nghệ và ứng dụng ở miền Nam Việt Nam. Trường là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Hiện nay, trường là một trong những những cơ sở giáo dục đại học, sau đại học có tuổi đời lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[4]

Ngày 30 tháng 3 năm 1996, lĩnh vực khoa học tự nhiên được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh để thành lập Trường Đại học Khoa học tự nhiên và tham gia vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.[5]

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trường ĐH KHTN) có tiền thân là Trường Cao đẳng Khoa học trực thuộc Viện Đại học Đông Dương được thành lập ở Hà Nội vào năm 1941. Năm 1947, Trung tâm thứ hai được thiết lập tại Sài Gòn và tọa lạc trên phần đất của Bệnh viện Policlinique Dejean de la Batie (nay là Bệnh viện Sài Gòn). Sau đó, Trường chuyển về Đại lộ Nancy (sau này đổi tên thành Đại lộ Cộng Hòa, nay là 227 Nguyễn Văn Cừ).[5]

Tháng 11 năm 1953, Trường Cao đẳng Khoa học được đổi tên thành Khoa học Đại học Đường. Năm 1964, Khoa học Đại học Đường xây thêm một chi khoa ở Dĩ An, Bình Dương (nay là cơ sở 2), đào tạo chứng chỉ Sinh lý, Sinh hóa.[5] Tháng 4/1975, Khoa học Đại học Đường một lần nữa được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học.

Năm 1977, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được chính thức thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 là Trường Đại học Khoa học và Trường Đại học Văn Khoa. Từ 1977 - 1996, Trường có các Khoa: Toán - Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Luật, và các Khoa thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội cùng một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng.[5]

Tháng 1 năm 1995, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Tháng 3 năm 1996, Trường Đại học Khoa học tự nhiên được chính thức ra đời theo Quyết định số 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Trường có 2 viện nghiên cứu; 11 phòng thí nghiệm chuyên sâu (trong đó có 4 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); 16 trung tâm nghiên cứu, dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực: Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Ngôn ngữ và lĩnh vực khác.

Sinh viên theo học tại trường có thể đăng ký nội trú tại các ký túc xá sau:[8]

Các ký túc xá đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, có các hoạt động thể thao - văn hoá được tổ chức thường xuyên cho sinh viên tham gia.

Trường hiện nay có 10 khoa trực thuộc:

Khoa Khoa học liên ngành (Faculty of Interdisciplinary Sciences) được thành lập ngày 30/11/2022, là Khoa thứ 10 của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, thành lập với mục tiêu đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ những ngành mới trên cơ sở liên kết tri thức nền tảng của các ngành khoa học – kỹ thuật – công nghệ (KH – KT – CN) mũi nhọn.[9]

Đây là chương trình chung bao gồm Đại học, Cao đẳng chính quy; Đại học chính quy văn bằng 2; Đại học chính quy liên thông; Đại học vừa làm vừa học; Đại học từ xa qua mạng.

Chương trình Chính quy được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Hiện nay trường đang giảm dần chỉ tiêu và hướng tới dừng tuyển sinh bậc Cao đẳng.

Ở Chương trình Tăng cường tiếng Anh, tối thiểu 20% môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sĩ số của mỗi lớp học cũng ít hơn so với mỗi lớp ở Chương trình Chính quy chuẩn.

Ở Chương trình Tiên tiến, tất cả các môn học (trừ các môn chính trị - xã hội) được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Hằng năm, sau khi hoàn tất thủ tục nhập học, các Khoa sẽ có các hình thức khác nhau (thi tuyển, xét tuyển, phỏng vấn, ...) để chọn ra những sinh viên xuất sắc nhất của chương trình Chính quy chuẩn tham gia Chương trình Cử nhân Tài năng. Những sinh viên thuộc chương trình Tài năng được tách riêng thành 1 lớp với điều kiện học tập tốt hơn lớp thường, do các giảng viên đầu ngành trong Khoa giảng dạy, bài tập và đề thi đòi hỏi cao hơn, và có một vài môn học chỉ được giảng dạy riêng cho lớp Tài năng.

Chương trình Tài năng được ưu tiên nguồn lực để thực hiện các công tác Nghiên cứu Khoa học.

Các sinh viên chương trình Cử nhân Tài năng chỉ có một hình thức tốt nghiệp là Khóa luận tốt nghiệp. Bằng tốt nghiệp của các sinh viên này khác với chương trình Chính quy thông thường. Thời hạn tốt nghiệp của sinh viên Tài năng là 4 năm. Quá thời hạn trên, sinh viên sẽ chỉ nhận được bằng Tốt nghiệp giống với bằng của Chương trình Chính quy chuẩn.

Cuối mỗi học kỳ, những sinh viên không đạt yêu cầu về học lực và một vài tiêu chuẩn khác sẽ bị xóa tên khỏi chương trình Cử nhân Tài năng và trở về học Chương trình Chính quy chuẩn. Đồng thời những sinh viên xuất sắc nhất học kỳ, nếu có nguyện vọng, sẽ được xét duyệt để tham gia vào Chương trình này. Đợt xét duyệt cuối cùng là học kỳ 2 năm thứ 2.

Hiện nay Chương trình Cử nhân Tài năng đào tạo các ngành:

Trường hiện có 22 chương trình đào tạo bậc Đại học, 34 chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ và 30 chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ thuộc 7 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Toán & Thống kê, Máy tính & Công nghệ thông tin, Công nghệ, Môi trường, Kỹ thuật.

Hiện nay, trường có quan hệ hợp tác với hơn 60 tổ chức khoa học, hơn 50 trường đại học và viện nghiên cứu uy tín của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có nhiều chương trình liên kết bậc Đại học, Sau đại học.

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM cùng với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HN là hai trường đại học đầu ngành về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản tại Việt Nam.

Trường Đại học Khoa học tự nhiên hiện có tổng cộng khoảng 565 giảng viên và Nghiên cứu viên: